Con bị bắt nạt ở trường – Cha mẹ nên làm gì?

Khi con bị bắt nạt thì tâm lý chung của bé là giấu giếm bố mẹ và âm thầm chịu đựng, cũng có những trẻ kể với cha mẹ việc mình bị bạn bè bắt nạt nghĩa là trẻ đang cực kỳ sợ hãi, bối rối về những điều đã xảy ra. Trong tình huống như vậy cha mẹ nên giữ thái độ bình tĩnh và tránh phản ứng thái quá để trẻ không hoảng sợ.

Dấu hiệu của việc trẻ bị bắt nạt

– Dấu hiệu trên cơ thể: Thường có những vết thương hoặc thường xuyên có các vết bầm tím trầy xước. Thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, đau bụng, khó ngủ hay gặp ác mộng

– Dấu hiệu về hành vi: Quần áo nhem nhuốc, xộc xệch hoặc khác biệt, ví dụ như giữa mùa hè lại mặc áo dài và cài kín cổ, tay áo dài (rất có thể con dùng áo để che dấu vết thương trên cơ thể). Sách vở, quần áo, đồ dùng cá nhân thường bị mất hoặc phá hỏng. Lấy tiền của bố mẹ và có các lý do khác nhau về việc cần tiền. Thường ngồi cô độc một chỗ. Có những hành động hủy hoại bản thân như bỏ nhà, tự làn đau hoặc tự tử

– Cảm xúc: tính cách  thay đổi với tính cách thông thường của trẻ (ít nói hơn, hay lo lắng hơn căng thẳng hay cáu gắt…).

– Dấu hiệu nhận thức: Thay đổi thói quen và không hứng thú với những hoạt động mà trẻ ưa thích hàng ngày. Ít tham gia các hoạt động của trường lớp hơn. Bất ngờ học hành sa sút hoặc thường bỏ giờ. Nếu trẻ bị bắt nạt kéo dài, ở mức độ nghiêm trọng có thể còn thể hiện triệu chứng tuyệt vọng, không dám đi học, sợ trường học, ám sợ xã hội, bị sang chấn hoặc có xu hướng tự tử.

– Dấu hiệu xã hội: Trẻ có thể buồn e ngại, ít tiếp xúc hay giao tiếp, cảm thấy khó tin tưởng người khác. Cảm giác bị cô lập.

Vậy cha mẹ cần làm gì trong tình huống đấy?

Các hành vi bắt nạt rất đa dạng, phức tạp và nhiều khi là sự phối hợp của nhiều hình thức bắt nạt khác nhau nên tùy từng trường hợp cụ thể mà cha mẹ hoặc người trợ giúp có thể chọn những cách giải quyết phù hợp nhất.

Sau đây là một gợi ý giải quyết tình huống của Bầu:

Bước 1: Động viên trẻ, để trẻ bình tĩnh tự kể ra câu chuyện mình đang gặp phải. Cần tạo niềm tin cho trẻ rằng dù xảy ra chuyện gì vẫn luôn có cha mẹ bên cạnh ở bên

Bước 2: Đánh giá tổn thương của trẻ (tinh thần, vết thương trên người nếu có) nếu thấy cần thiết thì nên kết nối trẻ với dịch vụ tư vấn, y tế…

Bước 3: Bàn bạc với trẻ về kế hoạch giúp đỡ, giải quyết sự việc. Khuyến khích trẻ chủ động đưa ra giải pháp, sau đó cha mẹ giúp mới cùng phân tích và tìm ra giải pháp phù hợp nhất. Liên lạc ngay với giáo viên chủ nhiệm của trẻ để bé trên trường cũng như ở nhà luôn cảm thấy được an toàn.

Bước 4: Liên lạc với phụ huynh trẻ bắt nạt con mình với thái độ bình tĩnh và đưa ra huống giải quyết tốt nhất, tránh kết quả ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ.

Cha mẹ nên làm gì với trẻ bắt nạt con mình?

Đúng là trẻ bị bắt nạt rất cần được trợ giúp để vượt qua sự sợ hãi và những nỗi ám ảnh nhưng chính trẻ gây bạo lực cũng rất cần được giúp đỡ để trở nên tốt hơn. Vẫn cần có biện pháp kỷ luật đối với trẻ đi bắt nạt, nhưng hãy làm việc đó khi nó có thể giúp các em tốt hơn chứ không phải là chỉ để thỏa mãn cơn tức giận của bản thân.

Cùng đưa ra biện pháp công bằng nhất đối với bố mẹ của trẻ đi bắt nạt. Chúng ta cần làm cho cả hai bé hiểu việc đi bắt nạt người khác là điều không hề tốt, phải có một bài học cho con hiểu thay vì đánh đập trẻ.

Nguồn : Con bị bắt nạt ở trường - Cha mẹ nên làm gì?

  • Điểm tên 5 bệnh thường gặp vào mùa hè bé hay mắc

    Mùa hè là thời điểm thời tiết hanh khô, thường xuyên xuất hiện những cơn mưa rào tạo điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh phát triển và bùng phát mạnh mẽ. Nắm được các bệnh thường gặp mùa hè sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của mình và những người thân.
  • Biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ em trong mùa hè

    Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Mùa hè đến là thời điểm ghi nhận được số ca trẻ em đuối nước lớn nhất hàng năm. Vì vậy mà các bậc phụ huynh cần biết những biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ để tránh xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.
  • Nhận diện ADHD - rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

    Rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ mắc ADHD khó kiểm soát được cảm xúc và hành động cá nhân.
  • Trẻ bị hóc dị vật đường thở: Mối lo lớn từ những vật nhỏ

    Dị vật đường thở (DVĐT) hay hít phải vật lạ vào đường thở, đối với trẻ em, đây là những bất trắc khó lường, bởi hạn chế từ ý thức và nhận thức của lứa tuổi. Nghiêm trọng hơn, có nhiều trường hợp không được xử lý kịp thời, đã để lại hậu quả tổn thương não vĩnh viễn và có thể dẫn đến tử vong.
  • Điểm danh 9 loại lá tắm trị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt cho bé mùa hè

    Mùa hè với thời tiết hanh khô, oi bức, bé thường gặp các bệnh lý ngoài da như: rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa gây khó chịu. Dưới đây là 9 loại lá tắm cực hiệu quả cho trẻ nhỏ mà các mẹ nên biết.
  • Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị chảy máu cam

    Chảy máu ở mũi là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, nhưng nhiều bậc cha mẹ chưa được trang bị kiến thức cũng như cách xử trí đúng cho trẻ. Vì vậy, sơ cứu ban đầu là điều rất quan trọng có thể giúp cầm máu và tránh những những biến chứng đáng tiếc xảy ra cho trẻ