Cùng tìm hiểu 1001 hỏi đáp thú vị về sữa mẹ không phải ai cũng biết

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ có vị gì, màu nào, cách ăn uống có ảnh hưởng đến chất lượng sữa không? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc này.

Có rất nhiều câu hỏi thắc mắc về sữa mẹ. Trong bài viết ngày hôm nay Bau.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu tất tần tật các kiến thức về nguồn sữa này nhé!

Bạn có thắc mắc sữa mẹ có vị gì?

Bình thường sữa mẹ sẽ có mùi thơm nhẹ đặc trưng. Vị ngọt nhạt, không quá mặn hay quá ngọt. Khi bé mới chào đời, nguồn sữa lúc này rất đặc và thơm. Sau đó sẽ bắt đầu loãng dần theo thời gian.

Tùy cơ địa mỗi người phụ nữ và chế độ ăn uống trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ mà vị của sữa mẹ cũng sẽ khác nhau.

Ngoài ra, mùi vị sữa cũng sẽ biến đổi thành tanh, nồng, chua hơn ban đầu. Đặc biệt là nếu được vắt ra và để ở nhiệt độ ngoài môi trường trong khoảng thời gian dài. Chính vì vậy, nếu muốn để dành sữa cho con, bạn cần biết cách bảo quản sao cho đúng cách.

Vị sữa có bị ảnh hưởng bởi nguồn thực phẩm?

Do sự khác biệt trong thực đơn ăn uống và cơ địa mà mỗi người phụ nữ sẽ có sữa với hương vị không giống nhau. Hương thơm và mùi vị nguyên bản của sữa sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thực phẩm:

  • Gia vị nồng như tỏi, ớt, tiêu… sẽ làm vị của sữa mẹ thay đổi.
  • Thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn khiến sữa có vị mặn. Do hàm lượng natri cao trong các loại thức ăn này.
  • Chuối, ngũ cốc, trái cây sẽ giúp mùi vị sữa thơm ngon hơn. Lượng sữa cũng dồi dào nếu mẹ ăn nhiều hơn các loại thực phẩm này.

Cơ địa của từng phụ nữ cũng trở thành nguyên nhân làm cho mùi vị sữa mẹ khác nhau, chẳng hạn như:

  • Enzyme tiêu hóa lipase: Nếu lượng chất này có nhiều trong cơ thể mẹ sẽ khiến sữa sau khi vắt ra ngoài có vị như xà phòng.
  • Lactose: Khi mẹ được bồi bổ đủ chất thì nồng độ lactose trong máu cao, làm cho sữa mẹ có vị ngọt.

Vị sữa mặn hay ngọt thì tốt hơn?

Mùi vị sữa mẹ thông thường sẽ ngọt nhạt, dễ chịu. Nhưng nếu sữa mẹ có vị ngọt hơn bình thường là do có chứa lactose. Lượng lactose càng cao sẽ khiến sữa càng ngọt và ngược lại. Nếu bạn đang thắc mắc sữa ngọt có tốt cho bé không thì có thể yên tâm. Đây là một điều không có gì đáng ngại. Điều này phản ánh sức khỏe mẹ rất tốt. Chế độ ăn uống đầy đủ chất nên sữa mới có vị ngọt, đặc, thơm ngon.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý không nên để sữa quá ngọt. Tránh tình trạng trẻ bị quá tải lactose khiến trẻ đi ngoài phân lỏng xanh, nhiều bọt, mùi chua…

Hàm lượng natri cao và chế độ ăn uống nhiều loại thực phẩm có mùi nồng như tiêu, tỏi, ớt… sẽ làm cho sữa mẹ có vị mặn. Khi sữa mặn có thể làm cho trẻ ”chê” sữa, bỏ cữ bú hoặc bú không nhiều. Dẫn đến trẻ bị đói, quấy khóc, thiếu hụt dinh dưỡng và hay ốm vặt. Vậy nên, để sữa không bị mặn, các mẹ cần hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều gia vị, thực phẩm chế biến sẵn…Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đồ ăn tính mát, lợi sữa…

Màu sữa phản ánh sức khỏe, đúng hay sai?

Thông thường sữa có màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng nhưng sẽ thay đổi màu sắc theo thời gian. Nó phụ thuộc thời điểm trong ngày và thực phẩm mà người mẹ ăn. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, sữa sẽ chuyển biến về cả thành phần lẫn màu sắc như sau:

  • Sữa non: Đây là sữa ở cuối của thai kỳ và vài ngày đầu tiên sau khi sinh. Do trong sữa non có chứa rất nhiều beta-carotene nên có màu vàng nhạt hoặc cam là phổ biến.
  • Sữa chuyển tiếp: Sữa trong giai đoạn tiếp theo của sữa non. Lúc này, sữa đã dồi dào hơn và có sự biến chuyển về màu sắc, từ vàng sang trắng.
  • Sữa trưởng thành: Là sữa trong khoảng hai tuần sau sinh. Lúc này, lượng sữa đầu trong ngày thường có màu xanh nhạt, xanh non hoặc trắng trong. Tuy nhiên trong những lần bú sau đó, màu sữa đậm dần và đổi thành màu trắng hoặc vàng đục (sữa cuối).

Như vậy có thể thấy, sữa mẹ màu gì là tốt sẽ phụ thuộc vào mỗi giai đoạn khác nhau. Sữa màu vàng, màu trắng hay xanh non nhạt được coi là bình thường nếu khớp với thời điểm như đã nói ở trên.

Gợi ý các thực phẩm để mẹ có nguồn sữa chất lượng

Để có được nguồn sữa chất lượng cho con khỏe mạnh, tăng cân đều, mẹ có thể tham khảo một số loại thực phẩm sau:

  • Cà rốt: Uống một cốc nước cà rốt ép mỗi sáng hay bổ sung vào thực đơn ăn uống sẽ giúp sữa thơm và mát hơn. Đồng thời giúp trẻ không bị nóng trong, nổi mẩn.
  • Thì là: Không chỉ giúp lượng sữa tiết ra nhiều hơn, thì là còn giúp mùi vị của sữa thơm ngon. Từ đó kích thích bé bú lâu hơn.

  • Nước gạo lứt: Gạo lứt là thực phẩm chứa nhiều vitamin B và các chất vi lượng như magie, natri… Chính vì vậy, gạo lứt là sự lựa chọn hợp lý cho mẹ để có nguồn sữa thơm và mát hơn.
  • Rau ngót: Rau ngót cung cấp nhiều canxi, protein, phốt pho, chất béo, sắt và các loại vitamin. Bên cạnh đó, rau ngót còn giúp làm sạch phần sót nhau, hay phần máu bẩn còn lại sau khi mẹ sinh.
  • Bí ngô: Bí ngô chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, là giải pháp tuyệt vời giúp sữa đặc và thơm mát hơn. Vì vậy, mẹ có thể bổ sung bí ngô vào thực đơn ăn uống mỗi ngày.

Với những thông tin trong bài viết trên hy vọng mẹ đã có thêm hiểu biết thú vị về hương vị của sữa mẹ từ đó xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để có nguồn sữa dồi dào, thơm mát cho con.

Nguồn : bau.vn

  • Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan chính. Chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • 7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.