Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi, từ da bị xấu đi, mũi nở, tăng cân, rạn da, chân tay phù nề. Điều làm cho chị em có tâm lý tự ti về ngoại hình và ngại giao tiếp với mọi người. Cộng thêm tâm lý muốn tranh thủ thời gian rảnh khi mang thai để vừa nghỉ ngơi dưỡng thai, vừa có thể hồi phục giai đoạn hậu phẫu, nên rất nhiều chị em đã nghĩ đến việc phẫu thuật thẩm mỹ để làm đẹp khi mang thai. Thậm chí nhiều chị em còn cho rằng, những ca phẫu thuật như cắt mí, nhấn mí, nâng mũi, trồng răng… sẽ không ảnh hưởng gì đến thai kỳ, nhưng thực ra đây là một quan niệm rất sai lầm.
Nhiều bà mẹ mang thai thay đổi xấu xí trên khuôn mặt rõ rệt, vì thế luôn có ý nghĩ PTTM
1.Có nên nâng mũi khi mang thai không?
Chúng tôi xin được trả lời là không thể và không nên vì khi thực hiện nâng mũi các bạn cần phải gây tê, mà điều này sẽ tác động không tốt đến thai nhi trong bụng của các bạn. Hơn thế nữa, sau khi nâng mũi bạn còn phải uống thêm thuốc kháng sinh nữa, điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến em bé.
Mang thai tuyệt đối không được nâng mũi
2. Lý do không nên nâng mũi hay giải phẫu thẩm mĩ khi mang thai.
*Phụ nữ mang thai bị tăng đông máu
Thuật ngữ y khoa này có nghĩa là máu của bà bầu có khả năng bị đông lại nhanh hơn. Cơ chế đông máu là cần thiết, giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu quá nhiều do chấn thương hoặc trong khi sinh cho bà đẻ.
Tuy nhiên, ở phụ nữ mang thai, cơ chế đông máu này thường bị mất cân bằng, dẫn đến máu có thể đông nhanh và máu đông trên diện rộng gây tắc nghẽn mạch máu, nguy hiểm tới tính mạng bà bầu
* Sử dụng thuốc trong quá trình phẫu thuật
Hầu hết các loại phẫu thuật đều phải dùng thuốc gây mê hoặc gây tê trước khi tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân, kể cả là phẫu thuật thẩm mỹ. Hơn nữa, khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có sự thay đổi nội tiết tố làm tăng mức độ nhạy cảm với các loại thuốc.đó kể cả đối với thẩm mỹ nội khoa bằng filler, botox cũng không được chỉ định trong thời kỳ mang thai.
* Biến chứng chèn ép động mạch chủ và tĩnh mạch
Phụ nữ mang thai từ 20 tuần trở lên dễ gặp phải biến chứng chèn ép động mạch chủ và tĩnh mạch, gây nguy hiểm tới tính mạng. Biến chứng này xảy ra khi bà bầu được đặt nằm ngửa trong khi phẫu thuật. Trong tư thế này, trọng lượng của thai nhi sẽ gây ra sự chèn ép, làm máu lưu thông qua các bị mạch máu lớn của mẹ bị tắc nghẽn.
Chính vì những lý do đó mà các loại phẫu thuật đều không được khuyến khích thực hiện khi phụ nữ mang thai, và chỉ khi bắt buộc mới nên thực hiện phẫu thuật. Trên thực tế, hầu hết các bệnh viện và cơ sở thẩm mỹ đều thực hiện thử thai cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi đi đến quyết định phẫu thuật thẩm mỹ để ngăn ngừa khả năng bệnh nhân không biết mình đang mang thai, giúp phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.
3. Ngoài mang thai ra thì còn có những trường hợp không nên nâng mũi
- Người chưa đủ 18 tuổi.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai hoặc kỳ kinh nguyệt.
- Những người bị huyết áp cao, tim mạch.
Người có vẫn đề về sức khỏe không nên nâng mũi
- Những người có thể trạng sức khỏe yếu.
- Người đang có vấn đề về sức khỏe mũi.
Phẫu thuật khi mang thai gây rủi ro cho bà bầu và thai nhi cao, nên chỉ thực hiện khi thật cấp bách. Đặc biệt, phẫu thuật thẩm mỹ càng không nên thực hiện trong thời gian bầu bí vì nó không cần thiết.
Ngọc Hồi
Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/dang-mang-thai-co-di-nang-mui-duoc-khong-a172411.html
Nguồn : bau.vn