Dấu hiệu ban đầu mắc COVID-19: Xuất hiện 3 triệu chứng mới

Cứ 4 bệnh nhân mắc Covid-19 có 1 người phàn nàn về dấu hiệu sưng lưỡi, cảm giác bỏng rát ở lòng bàn tay và lòng bàn chân bị mẩn đỏ.

COVID-19 với biến thể mới đang khiến nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của thế giới trở nên phức tạp hơn. Loại virus nguy hiểm này không chỉ khó phát hiện, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người theo nhiều cách khác nhau. Trong bối cảnh việc xét nghiệm tại một số nơi vẫn còn khó khăn, các báo cáo gần đây cho thấy có 3 triệu chứng mới có thể là dấu hiệu ban đầu của người mắc COVID-19.

Xuất hiện 3 triệu chứng mới

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Universitario La Paz ở Madrid ( Tây Ban Nha), các dấu hiệu cảnh báo của COVID-19 có thể được phát hiện trên lưỡi, tay và chân của bệnh nhân. Nghiên cứu được thực hiện trên 666 bệnh nhân bị nhiễm virus SARS- CoV-2 tại bệnh viện dã chiến IFEMA của Madrid cho thấy, cứ 4 bệnh nhân có 1 người phàn nàn về tình trạng sưng lưỡi, cảm giác bỏng rát ở lòng bàn tay và lòng bàn chân bị mẩn đỏ.

1. Sưng lưỡi

Các bệnh nhân mắc COVID-19 bị nhiễm trùng nghiêm trọng bên trong miệng, dẫn đến hình thành các mảng trắng và viêm. Tình trạng hiếm gặp này đã được nhiều nhà khoa học và chuyên gia y tế gọi là “lưỡi COVID” và có liên quan đến việc mất cảm giác vị giác – một triệu chứng phổ biến khác của COVID-19.

2. Cảm giác bỏng rát và mẩn đỏ trên lòng bàn tay và lòng bàn chân

Ngoài lưỡi bị sưng, khoảng 15% bệnh nhân phàn nàn về cảm giác nóng rát và mẩn đỏ trên lòng bàn tay và lòng bàn chân, sau đó là sự xuất hiện của các mảng nhỏ đỏ trên cùng một vùng da. Theo Tiến sĩ Almudena Nuno ‐ Gonzalez, trưởng nhóm nghiên cứu, gần một nửa số bệnh nhân bị COVID‐ 19 mức độ nhẹ đến trung bình nhập viện trong khoảng thời gian hai tuần xuất hiện các bất thường trên da. Ngoài ra ông cũng cho biết, nhiều bệnh nhân gặp các vấn đề trong khoang miệng và cần được kiểm tra đặc biệt.

3. Các dấu hiệu khác

Trong khi các triệu chứng mới phát sinh theo thời gian, không nên bỏ qua các triệu chứng phổ biến của COVID-19 như sau:

– Sốt

– Ho khan

– Đau họng

– Chảy nước mũi và nghẹt mũi

– Đau ngực và khó thở

– Mệt mỏi.

Cụ thể: Nhận biết các triệu chứng nhiễm COVID qua từng ngày

Ngày 1 đến ngày 3:

+ Triệu chứng giống bệnh cảm.

+ Viêm họng nhẹ, hơi đau.

+ Không nóng sốt. Không mệt mỏi, vẫn ăn uống bình thường.

Ngày 4

+ Cổ họng đau nhẹ, người nôn nao.

+ Bắt đầu khan tiếng.

+ Nhiệt độ cơ thể dao động ~ 36.5 (tuỳ người).

+ Bắt đầu chán ăn.

+ Đau đầu nhẹ.Tiêu chảy nhẹ.

Ngày 5

+ Đau họng, khan tiếng hơn.

+ Cơ thể nóng nhẹ. Nhiệt độ từ 36.5~36.7.

+ Người mệt mỏi, cảm thấy đau khớp xương.

** Giai đoạn này khó nhận ra là cảm hay là nhiễm corona.

Ngày 6

+ Bắt đầu sốt nhẹ.

+ Ho có đàm hoặc ho khan.

+ Đau họng khi ăn, nói hay nuốt nước bọt.

+ Mệt mỏi, buồn nôn.

+ Thỉnh thoảng khó khăn trong việc hít thở.

+ Lưng, ngón tay đau lâm râm.

+ Tiêu chảy, có thể nôn ói.

Ngày 7

+ Sốt cao hơn từ 37.4~37.8.

+ Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.

+ Toàn thân đau nhức. Đầu nặng như đeo đá.

+ Tần suất khó thở vẫn như cũ.

+ Tiêu chảy nhiều hơn.

+ Nôn ói​

Ngày 8

+ Sốt gần mức 38 hoặc trên 38.

+ Khó thở hơn, mỗi khi hít thở cảm thấy nặng lồng ngực. Hơi thở khò khè.

+ Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng.

+ Đầu đau, khớp xương đau, lưng đau…

Ngày 9

+ Các triệu chứng không thêm mà trở nên nặng hơn.

+ Sốt tăng giảm lộn xộn.

+ Ho không bớt mà nặng hơn trước.

+ Dù cố gắng vẫn cảm thấy khó hít thở.

LƯU Ý: Triệu chứng sẽ thay đổi tuỳ theo sức đề kháng của từng người. Ai khoẻ thì cần 10-14 ngày mới phát hiện. Ai không khoẻ thì sẽ mất tới 4-5 ngày. Vậy nên nếu có dấu hiệu đáng nghi thì ngay hãy lập tức liên hệ với bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ y tế kịp thời bạn nhé!

Nguồn : Sức Khỏe Cộng Đồng

Tags:

  • Người bị viêm khớp tuyệt đối tránh 5 loại thực phẩm sau

    Viêm khớp đặc trưng bởi tình trạng gây ra các cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh, về lâu dài có thể gây suy nhược. Vậy nên, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng sai cách tiềm ẩn rủi ro khôn lường

    Ngộ độc vitamin do dùng quá liều Một số thực phẩm chức năng vitamin, đặc biệt là các loại tan trong dầu (A, D, E, K), có thể tích tụ trong cơ thể và gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều. Ví dụ nếu thừa vitamin A sẽ gây tổn thương gan, gãy xương. Thừa vitamin D có thể tổn thương thận do tăng canxi máu. Do đó để phòng ngừa những tổn thương này, bạn cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo, không tự ý dùng liều cao trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Tương tác thuốc Một số thực phẩm chức năng có thể tương tác với thuốc kê đơn, làm giảm hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ. Ví dụ một số thực phẩm chức năng như St. John’s Wort có thể làm giảm hiệu quả thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai. Vitamin K có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu. Vì vậy khi bạn đang sử dụng thực phẩm chức năng mà bị bệnh nên thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại mà bạn đang dùng, đặc biệt khi đang điều trị bệnh. Tác dụng phụ […]
  • Cảnh báo chất cực độc có trong quả dư

    Trái dư hay còn gọi là cà vú có sắc vàng ươm, bắt mắt, rất hợp để bày biện trên mâm ngũ quả của gia đình bạn vào dịp Tết nhưng chứa chất cực độc, có thể gây chết người.
  • Bật mí công dụng tuyệt vời khi uống nước chanh ấm vào buổi sáng

    Chuyên gia dinh dưỡng Isabel Smith, người sáng lập Trung tâm dinh dưỡng Isabel Smith Nutrition and Lifestyle (Mỹ), cho biết nước chanh ấm tạo cảm giác dễ chịu, giúp kích thích tiêu hóa.
  • 7 điều tuyệt đối "cấm kị" khi uống trà xanh

    Trà xanh giàu chống oxy hóa, hỗ trợ chữa lành vết thương, cải thiện tình trạng tim mạch, tăng cường miễn dịch. Để tối ưu hiệu quả, tránh tác dụng không mong muốn, người uống trà xanh nên lưu ý một số điều dưới đây.
  • Bạn có thể sống đến 100 tuổi nếu ăn thêm những loại thực phẩm đơn giản này

    Theo những người sống thọ nhất thế giới, việc bổ sung các loại đậu vào chế độ ăn có thể giúp bạn sống lâu trăm tuổi