“Đèn đỏ” khác thế nào sau khi có con?

Không chỉ vẻ ngoài cơ thể thay đổi rõ rệt sau khi có con, mà ngay cả các cơ quan đoàn thể trong mỗi chị em cũng có sự đổi khác. “Đèn đỏ” cũng vậy.


Hết bị hành đau bụng
Khi chưa chồng con, mỗi lần “đến tháng” là tôi khổ sở vật vã. Mỗi khi lịch báo sắp đến ngày, là tôi phải thủ sẵn vài viên thuốc giảm đau dùng dần. Mèng đéc ơi, đau gì mà đau vật vã, đau như thể có ai đó lấy cái cây ngoáy ngoáy trong bụng. Đau đến đổ mồ hôi hột mà tay chân lạnh toát run lẩy bẩy. Có lần đang ngồi trên giảng đường, tôi đau muốn xỉu, bạn thân tưởng bị trúng gió hốt hoảng chở về rồi lấy dầu gió xanh bôi bôi trét trét xoa xoa bóp bóp hết cả bụng dạ chân tay. Báo hại vừa bị nóng toàn thân, sau đó là lạnh run cầm cập (dầu gió xanh bôi đến đâu nóng đến đó, nhưng một hồi sau thì bắt đầu khiến ta bị lạnh). Lần nào cũng vậy, cơn đau kéo dài 2 tiếng rồi ngưng. Sau này khi sinh con, tôi thấy cơn đau chuyển dạ cũng tương tự, chỉ có điều mức độ đau tăng lên hàng trăm lần và thời gian tăng lên hàng chục lần thôi.

Sinh con xong, tự nhiên “nguyệt san” của tôi nhẹ nhàng hẳn. Gần 5 năm rồi chưa bao giờ bị đau bụng vì “đèn đỏ”. Không hiểu vì nguyên do gì mà tự dưng cơ thể lại thay đổi khác thường đến thế!

Bớt cảm giác khó chịu
Những cảm giác khó chịu như đau đầu, chóng mặt, mắc ói, bủn rủn chân tay, nóng trong người, mụn mọc đầy trên mặt mỗi khi “đến tháng” cũng không còn xuất hiện sau khi sinh con. Người “bạn thân” mỗi tháng ghé một lần bỗng dưng dễ chịu hơn hẳn, không hành hạ khổ chủ như trước nữa.

Không đúng lịch
Tuy nhiên, điều bất lợi của “đèn đỏ” sau khi có con là chẳng đúng lịch gì cả. Nếu ngày trước kinh nguyệt của tôi rất đều, cứ 28 ngày là gặp nhau, thì bây giờ có khi 20 ngày, có khi hơn một tháng. Sự thay đổi này nhiều khi khiến khổ chủ phát hoảng vì sợ… dính bầu. Với những mẹ nào tránh thai bằng cách tính ngày thì tình trạng kinh nguyệt không đều khiến các mẹ dễ “dính chưởng”.

Kéo dài hơn
Nếu như trước đây mỗi kỳ “đèn đỏ” chỉ kéo dài 4, nhiều lắm thì 5 ngày; bây giờ kéo dài cả tuần, có khi chục ngày. Nhiều mẹ bị rong kinh, mỗi tháng hết 15 ngày mới “sạch” khiến vợ chồng sốt ruột chờ mãi không được “giao lưu”. Có chị em mỗi tháng còn gặp “đèn đỏ” đến hai lần, mỗi lần kéo dài một tuần là vợ chồng méo mặt rồi.

Nguyên do của tình trạng nguyệt san không ổn định
– Mất cân bằng về hormone: Thời kỳ có bầu và sinh con, hormone trong cơ thể phụ nữ có sự thay đổi, mất cân bằng. Những thay đổi nội tiết này bao gồm sự tiết prolactin khi cho con bú làm thay đổi cả hệ thống hạ đồi, tuyến yên và buồng trứng bị thay đổi khiến “đèn đỏ” thất thường.
– Suy dinh dưỡng: Sau sinh, nếu các mẹ bị stress, căng thẳng, chán ăn hoặc ăn quá nhiều do tâm lý cũng thường bị thiếu hụt dinh dưỡng, cơ thể ngừng bài tiết estrogen khiến kinh nguyệt cũng trở nên đỏng đảnh.
– Ảnh hưởng của thuốc: Rối loạn nội tiết sau khi sử dụng lâu dài các biện pháp tránh thai, cũng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt.
– Vận động quá nhiều: Những chị em phải vận động quá nhiều dẫn đến căng thẳng thường sẽ gặp rắc rối với kinh nguyệt.
– Tuyến giáp hoạt động kém: Các chứng bệnh ở tuyến giáp có thể làm thay đổi về nồng độ hormone, gây ảnh hưởng đến nguyệt san.

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Một số mẹo chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh dễ thực hiện tại nhà

    Bệnh trĩ sau sinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như sức khoẻ của người mẹ. Lúc này điều trị nội khoa là phương pháp hữu hiệu nhất đối với mẹ cho con bú.
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.