Đi đẻ…Khiếp vía vì bế nhầm con

Câu chuyện bế nhầm con rồi phải đem đi đổi lại của bà mẹ ở Hà Nội mới đây có thể khiến nhiều mẹ phải giật mình.

Chào các mẹ, hôm nay rảnh rỗi mình xin kể cho các mẹ nghe quá trình “vỡ chum” của mình nhé.

Ngày 16/7, mình đi siêu âm, con được 2700g mừng rơi nước mắt nhưng bác sĩ bảo chỉ số ối có 62ml thôi và bảo mình nên vào viện kiểm tra. Lúc này, hơi lo lắng vì dưới 50ml là phải mổ rồi.

Năn nỉ bác sĩ cho về ăn cơm rồi mới đẻ

Ngày 17/7, 2 vợ chồng mình dắt nhau vào viện kiểm tra và khám thai, chỉ số ối trên 80ml. Lúc này thở phào nhẹ nhõm, thế là giữ được con yêu rồi vì mình mới được 37 tuần. Đến màn khám tử cung thì ôi thôi bác sĩ bảo mình chuyển dạ rồi, mở 2 phân. Chả hiểu nghe xong lời bác sĩ nói sao, mình lại nài nỉ bác sỹ cho về ăn cơm, thứ 2 mình vào đẻ (hôm đấy là thứ 6). Bác sỹ không cho, bảo chuyển thẳng lên khoa đẻ. Mình được “triệu tập” lên khoa đẻ ngay sau đó, gọi điện về báo cáo người nhà chuẩn bị xách đồ vào viện cho, vì sáng 2 vợ chồng đi người không.

Đến tầm 9h, mình bắt đầu đau, nhưng nhẹ nhàng lắm. Đau như “đến tháng” ý, mình vẫn cười được. Ảnh minh hoạ.

Lên phòng đẻ, mình được mặc váy, như cái nơm xúc cá ý, mà buồn cười là mình chẳng có dấu hiệu gì. Mình vẫn cười to lắm. Trong khi đó, nhìn mấy chị nằm trên bàn đẻ thấy tội, ai cũng quằn quại đau. Mình lẩm bẩm không biết cu con nhà mình thế nào nhỉ? Lúc chui ra liệu mẹ có đau không. Mình vẫn nhởn nhơ từ trưa đến tối, thi thoảng vào khám lại, vẫn mở 2 phân, vẫn chẳng đau gì, vẫn cười toe toét nhé. Đến tối, 2 vợ chồng còn dẫn nhau ra ngoài tắm gội đàng hoàng, vẫn xơi hết âu cơm, vẫn “buôn dưa lê”, “chém gió” nhiệt tình.

Đến tầm 9h, mình bắt đầu đau, nhưng nhẹ nhàng lắm. Đau như “đến tháng” ý, mình vẫn cười được.

Đến 10h, ngồi thấy cái váy nó ướt ướt, xem kĩ lại thì thấy ra máu báo. Một lúc sau, mình đau hơn, dần dần đau hơn nữa nhưng vẫn ở mức bình thường. Tới lúc sau bác sĩ gọi vào khám bảo 3h vào bấm ối để đẻ, mình “vâng dạ” lại đi ra. Lúc này, chồng mình ngủ ở ngoài hành lang. Nói là ngủ nhưng cũng chỉ lơ mơ thôi. Mẹ đẻ, mẹ chồng, bố chồng thì ngồi vật vờ nhìn rõ tội.

Bấm ối rồi lên bàn đẻ: Đau tưởng chết đi sống lại

Đến 3h, mình rất dõng dạc hô to: ”Anh ơi, dậy đi, em đi đẻ đây. Mẹ ơi, con đi đẻ đây”, trong lòng đầy phấn khích. Vào tới nơi, bác sĩ đang đỡ đẻ, bảo đợi tí. Thế là mình ra ngoài ngồi lên cái xe lăn nghịch chứ. Đến tầm 3h20, bác sĩ bấm ối cho. Bấm ối xong, đau kinh khủng khiếp luôn. Không còn lời nào để tả về cơn đau đẻ của mình. Đau lắm luôn ý, mà mình thì không chịu được đau. Mình la làng la nước, cứ: ” Bác sĩ ơi, cứu em với”, đến nỗi bác sĩ kệ luôn, bơ luôn chứ.

4h, mình lên bàn đẻ, bác sĩ khám bảo mở 4 phân rồi, xuống đợi tiếp. Ôi mình đau còn không xuống được, cứ hét um lên: ”Bác sĩ ơi, cứu em với”. Rồi lần lượt mình mở được 6 phân, 8 phân. Lúc này thì đau tưởng như chết đi sống lại, mình hét lên: ”Bác sĩ ơi, cho em đi mổ, em không chịu được nữa rồi”.

Mình lên bàn đẻ mà đau tới nỗi, trên bàn đẻ có gì là đạp bay hết xuống đất, mồm lúc nào cũng gào. 9 phân, mình rặn một lúc, bác sĩ bảo: “Có rặn đến sáng mai cũng không ra”. Ảnh minh hoạ.

Mình lên bàn đẻ mà đau tới nỗi, trên bàn đẻ có gì là đạp bay hết xuống đất, mồm lúc nào cũng gào. 9 phân, mình rặn một lúc, bác sĩ bảo: “Có rặn đến sáng mai cũng không ra”. Lần đầu đi đẻ ai biết đâu, làm theo chỉ dẫn của bác sĩ mãi cũng chẳng ra. Cuối cùng, mình hết hơi, phải thở bằng oxi và truyền dịch.

Lúc này, có thêm 2 vị bác sĩ nữa vào trợ giúp cho mình. Người ấn, người xoa, người đỡ đẻ Cuối cùng, cu cậu nhà mình cũng chịu ra. Lúc cu cậu khóc thét lên, ôi sung sướng. Cái bụng của mình cũng nhẹ tênh.

Nhưng hạnh phúc chưa bao lâu thì tới khoản khâu tầng sinh môn, chả biết thuốc tê kiểu gì mà khâu mũi nào biết mũi đấy. Đau khủng khiếp, khâu mà mình còn giãy lên giãy xuống.

Khiếp vía bế nhầm con phải đi đổi

Cuối cùng thì quá trình khâu vá cũng xong, mình nằm bất động cho tới khi được chuyển ra ngoài. Lúc hộ lý người ta đặt con vào lòng, mình hạnh phúc lắm. Lúc đấy đau không biết gì nữa, chỉ biết ôm chặt con vì sợ đánh rơi con.

Cuối cùng, hai mẹ con cũng được đoàn tụ. Ảnh: FBNV.

Nhưng đứa trẻ ấy không phải con mình. Gia đình mình lại được phen khiếp vía, vì khi mọi người bế cháu, bảo sao nó chẳng giống ai, mà nhìn nó là lạ, cũng may mà bà nội nhận ra khăn tã không phải của nhà mình. Lại hớt hải bế đứa trẻ vào trong để đổi con. Con mình vẫn nằm trong đấy. Cuối cùng thì mẹ con cũng đoàn tụ.

Theo chia sẻ của mẹ Thanh Thanh Trần/FBVN


Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?