Điểm tên 5 bệnh thường gặp vào mùa hè bé hay mắc

Mùa hè là thời điểm thời tiết hanh khô, thường xuyên xuất hiện những cơn mưa rào tạo điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh phát triển và bùng phát mạnh mẽ. Nắm được các bệnh thường gặp mùa hè sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của mình và những người thân.

Thời tiết nóng bức chính là cơ hội để vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Vì vậy, đây cũng là thời điểm xuất hiện rất nhiều bệnh nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Cùng bau.vn “điểm tên chỉ mặt” ngay 5 bệnh thường gặp vào mùa hè qua bài viết sau đây, bạn nhé!

5 bệnh thường gặp vào mùa hè

1. Sốt xuất huyết

Theo số liệu từ WHO : “Tình trạng mắc sốt xuất huyết ở Việt Nam không ổn định, các đợt cao điểm thường vào khoảng tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Tỷ lệ mắc trên 100.000 dân đã tăng từ 120 trong năm 2009 (tương đương với 105 370 ca) lên 194 trong năm 2017 (184.000 ca)”.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra. Bệnh do muỗi làm trung gian truyền bệnh. Muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm bệnh, sau đó truyền bệnh cho người lành thông qua vết đốt. Muỗi vằn thường đẻ trứng ở những nơi rậm rạp và đọng nước (nước mưa) như: chum, vại, lọ hoa… hoặc các đồ phế phải như lốp xe, vỏ đồ hộp…. Và khí hậu của Việt Nam vào những ngày đầu hè thường có mưa lớn, dễ động nước nên tạo điều kiện để muỗi sinh sản. Hơn nữa, khí hậu nhiệt đới ẩm như nước ta cũng tạo điều kiện để muỗi phát triển.

Triệu chứng thường gặp ở bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, nổi mẩn, phát ban. Nặng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đau bụng, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng (bọ gậy) và phòng muỗi đốt.

2.Bệnh thủy đậu – Bệnh thường gặp vào mùa hè

Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoster gây. Virus có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.

Người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày.

Phòng và tránh bệnh thủy đậu hiệu quả bằng việc hạn chế tiếp xúc người bị bệnh để phòng tránh lây lan. Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho người xung quanh.

Ngoài ra, mẹ nên tạo cho bé thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. Tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em là biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất.

3. Bệnh tiêu chảy

Mùa hè chính với  thời tiết nóng bức, nhiều độ ẩm khiến cho thức ăn dễ bị lên men, ôi thiu, lôi kéo các loại vi khuẩn có hại. Đây chính là một trong những lý do khiến tiêu chảy trở thành bệnh trẻ em phổ biến nhất trong Do đó, mẹ nên bảo quản thức ăn một cách kỹ lưỡng để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm.  Nếu nhẹ hơn, bé có thể sẽ bị những rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói dẫn đến mất nước và dễ bị sụt cân, suy kiệt sức khỏe.

Để phòng bệnh cho bé, mẹ nhớ thực hiện các bước dưới đây: giúp bé rửa tay sạch trước khi ăn, rửa kỹ các nguyên liệu trước khi chế biến, cất thức ăn còn thừa vào tủ lạnh và hâm nóng lại trước khi ăn.

Khi bé bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là mẹ cần bù nước cho con bằng cách cho bé uống nhiều nước, sữa, nước oresol. Nếu tiêu chảy kéo dài từ ngày thứ 2 trở đi và bé đi ngoài liên tục, mẹ cần đưa con đi khám bệnh.

4. Bệnh sởi: bệnh thường gặp mùa hè

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm. Phương thức lây truyền bệnh bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của mũi họng bệnh nhân.

Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có nhiễm sởi. Đây là loại bệnh lành tính, nhưng có khả năng gây suy giảm miễn dịch rất nhanh nên trẻ mắc bệnh rất dễ bị biến chứng như viêm phổi, tiêu chảy…. và có thể diễn biến nặng hoặc tử vong do những căn bệnh này.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do virus sởi gây ra, do vậy, tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.

5.Bệnh tay chân miệng

Theo ghi nhận từ các cơ sở khám chữa bệnh trẻ em trên cả nước, bệnh tay chân miệng (TCM) vẫn là căn bệnh khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng vì những ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định bệnh TCM đã trở thành bệnh lưu hành quanh năm trên cả nước, tuy nhiên số ca mắc bệnh tay chân miệng thường có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3 – 5 và từ tháng 9 – 12.

Bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm qua các giọt bắn của dịch mũi, nước bọt…

Con đường lây nhiễm phổ biến nhất là thông qua đường hô hấp (như hắt hơi, giao tiếp, ho) khiến virus dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác. Bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển toàn diện. Do vậy, khả năng chống lại sự xâm nhập của các loại virus gây bệnh không tốt, dễ mắc bệnh truyền nhiễm.

Con khoẻ mạnh là niềm vui lớn nhất của các bà mẹ! Do vậy nhận biết được các căn bệnh mùa hè con có thể mắc phải sẽ giúp hành trình làm mẹ dễ dàng hơn biết chừng nào!

Nguồn : bau.vn