Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương. Ngày lễ rơi vào mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm (tức rơi vào ngày 3/6/2022 Dương lịch). Đây là Tết truyền thống ở một số nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,… Việt Nam đang là một trong những quốc gia duy trì và lưu giữ nét đẹp này lâu đời nhất. Cùng tìm hiểu những phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ là gì nhé!
1. Phong tục khảo cây vào giờ Ngọ
Đúng 12 giờ trưa vào ngày Tết Đoan Ngọ, ở nhiều địa phương sẽ thực hiện tập tục khảo cây. Tục này còn có một tên gọi khác là đánh cây. Những cây bị khảo thường là những loại cây ăn quả ít ra quả hoặc bị sâu bệnh.
Nghi thức khảo cây sẽ có 2 người: Một người tuổi sẽ trèo lên cây đóng vai cây. Người còn lại ở dưới, cầm dao, gõ vào gốc cây. Sau đó bắt đầu đưa ra các câu vấn đáp để người ở trên trả lời, các câu hỏi như: Tại sao năm nay cây cối không đơm hoa, kết trái? Mùa cây sau quả có ra nhiều không?,… Tùy theo từ vùng miền mà cách hỏi sẽ khác nhau. Tuy nhiên đa số tập trung vào việc “đe dọa” cây nêu không ra trái sẽ bị đốn. Người trên cây sẽ trả lời với giọng cuống quýt và van xin. Đồng thời hứa rằng sắp tới sẽ cho ra quả.
2. Tục “giết sâu bọ” trong ngày Tết Đoan Ngọ
Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là lúc thời tiết giao mùa. Đây là thời điểm các côn trùng sâu bọ phát triển. Theo quan niệm xưa, việc ăn trái cây đầu mùa và đặc biệt là các loại cây chua, chát như mận, vải, dưa hấu, dứa… để diệt các “sâu bọ” có trong người.
Đấy cũng là các loại trái cây không thể thiếu trên mâm cúng ông bà tổ tiên vào ngày này. Việc ăn trái cây không chỉ giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể mà còn thể hiện mong muốn hoa thơm trái ngọt và cuộc sống sung túc của ông bà xưa.
3. Phong tục ăn cơm rượu nếp Tết Đoan Ngọ
Vào ngày 5/5, nhiều gia đình sẽ quây quần sum họp với nhau. Không thể thiếu trong bữa cơm đó chính là rượu nếp cẩm. Cơm rượu nếp cẩm là cơm từ gạo nếp cẩm được nấu lên men cùng với rượu.
Đây là món ăn có vị ngọt và chữa được nhiều bệnh như suy nhược cơ thể. Đồng thời nó làm giảm cơn khát, trị chứng ra mồ hôi trộm. Phong tục này đã có từ lâu đời nhằm thể hiện mong muốn đẩy lùi được mầm bệnh trong cơ thể, mang lại sức khỏe dồi dào và tươi trẻ.
4. Tục hái lá thuốc của người dân tộc
Vào trưa 12 giờ, ở nhiều địa phương thường thấy là những vùng thôn quê, người dân sẽ rủ nhau đi hái lá thuốc. Theo quan niệm của người xưa truyền rằng, 12 giờ trưa là thời khắc dương khí tốt nhất. Lúc này mặt trời sẽ tỏa ra ánh nắng tốt nhất trong năm. Do đó các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh.
Các loại cây thường hái thường sẽ là các loại cây cỏ có tác dụng chữa bệnh như các bệnh ngoài da hay các bệnh đường ruột. Sau khi hái về, người dân sẽ đun nước tắm hoặc xông hơi để phòng hoặc trị bệnh.
5. Ăn bánh tro – phong tục ngày Tết Đoan Ngọ
Cùng với cơm rượu thì ăn bánh ú tro là món không thể thiếu. Bánh được làm từ hai nguyên liệu chính là gạo nếp và nước tro, có nhân đậu xanh hoặc không. Cả nhà cùng quây quần bên nhau trò chuyện và thưởng thức món bánh ú tro và ngày Tết Đoan Ngọ là một phong tục lâu đời.
Bánh ú tro có tính mát và dễ tiêu, dùng để trung hòa các loại thức ăn nhiệt, khó tiêu. Không những thế, bánh còn giúp cơ thể thải độc, lợi tiểu và phòng các bệnh sỏi thận, gút,…
6. Ăn các món từ thịt vịt
Thịt vịt là món ăn không thể thiếu vào ngày mùng 5 tháng 5 trong mâm cỗ của nhiều gia đình. Thịt vịt có thể luộc hoặc quay hoặc chế biến thành các món ăn khác nhau tùy vào khẩu vị của các thành viên.
Quan niệm ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ vì mọi người cho rằng vịt đã vào mùa nên thịt sẽ béo hơn và ngon hơn. Ngoài ra, thịt vịt còn có tính mát, giúp cân bằng nhiệt và bồi bổ cơ thể trong những ngày nắng nóng này.
7. Tắm nước lá mùi – phong tục trong Tết Đoan nGọ
Cây mùi là một loại cây lá nhỏ và có mùi thơm. Theo tục truyền, lấy cây mùi đun nước tắm trong ngày này sẽ giúp thoát nhiều mô hôi, cơ thể sẽ được thư giãn cùng với hương thơm dễ chịu.
Ngoài ra, lá mùi còn là một vị thuốc nam giúp tránh được gió máy, cảm mạo, trừ độc, mang lại sức khỏe tốt.
Nguồn : bau.vn
Tags: Tết Đoan Ngọ