Dinh dưỡng cho người ăn chay và những điều cần biết

Thói quen ăn chay đã không còn giới hạn trong việc tu hành, nhưng vẫn còn nhiều người e ngại, vậy dinh dưỡng cho người ăn chạy như thế nào?

Cùng tìm hiểu ngay dinh dưỡng cho người ăn chay ngay trong bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!

Bản chất của ăn chay

Ăn chay hay ăn lạt là chế độ ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thảo mộc như rau củ và hoa quả… Đặc biệt là không ăn những thức ăn có nguồn gốc động vật như các loại ốc, sò, cua, tôm, cá, thịt. Theo một số nghiên cứu về dinh dưỡng, một thực đơn chay giàu dinh dưỡng sẽ bao gồm: đậu các loại, rau, hoa quả… chúng sẽ giúp người ăn giảm béo, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Không những vậy, ăn chay còn giúp bạn giảm nguy cơ áp suất máu cao, chống lại sự gia tăng của bệnh đái tháo đường, góp phần làm giảm nguy cơ ung thư.

Ăn chay không hề gây thiếu chất

  • Một người chỉ cần tối đa 8-10% lượng đạm cho cơ thể mỗi ngày. Trong khi đó lượng chất đạm có trong rau quả, ngũ cốc chiếm 10-12%. Riêng dạm có trong gạo lên đến 10-20%. Vì thế sẽ không lo thiếu chất khi ăn chay, điều quan trọng là chúng ta phải biết cách phối hợp và chế biến cho đúng thực phẩm chay.
  • Ăn chay đáp ứng tất cả nhu cầu về dinh dưỡng. Người ăn chay không bị nguy cơ thiếu máu hơn là người ăn thịt.

Dinh dưỡng cho người, đối tượng ăn chay

Một số chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, không phải người nào cũng có thể ăn chay được. Bởi vì ăn chay cũng cần phải đúng cách.

Đối tượng không nên ăn chay bao gồm:

  • Các đối tượng đang ở độ tuổi tăng trưởng (dưới 18 tuổi) ăn chay lâu ngày có thể khiến cơ thể bị chậm lớn, thậm chí còn bị suy nhược.
  • Phụ nữ mang thai ít tăng cân, nhẹ cân hay có nguy cơ sinh con thiếu cân.
  • Mẹ sau sinh đang cho con bú bị suy dinh dưỡng, người gầy yếu, thiếu máu.
  • Nam giới tuổi dưới 50 – 60 cũng không nên ăn chay.

Những người nên ăn chay là:

  • Những người do công việc phải tiếp khách với các buổi tiệc có nhiều chất đạm, chất béo.
  • Người có nguy cơ bị thừa cân, béo phì hoặc đang béo phì, thừa cân.
  • Người bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hay có các bệnh liên quan đến tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ máu.
  • Người bị loãng xương hoặc đang có nguy cơ, đặc biệt là phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nhưng vẫn phải bổ sung các thực phẩm có chứa canxi.

Thực hành ăn chay

Chọn lựa thay đổi thức ăn: Trên thực tế, không món ăn nào có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do đó, bạn cần thường xuyên thay đổi thực phẩm dựa trên tiêu chí dinh dưỡng của thực phẩm đó. Bạn có thể tham khảo một số thực phẩm sau như cà chua, rau muống, đậu nành, nấm rơm, cải bắp, khoai tây, nếp lức… Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên thay đổi cách chế biến để các món ăn trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn.

Cách nấu: Hãy loại bỏ ngay những suy nghĩ như chỉ là đồ ăn chay nên bạn có thể thỏa sức nấu nướng như thế nào cũng được. Bạn nên nhớ rằng độ dinh dưỡng mà thực phẩm cho ra cũng phụ thuộc rất lớn vào cách mà bạn chế biến chúng. Nếu không được chế biến đúng cách thì thực phẩm có thể sẽ bị mất đi chất dinh dưỡng vốn có.

Dưới đây là vài điều nên nhớ trong khi nấu món chay:

  • Không nên chiến xào nhiều quá, vì vitamin B và C trong thực phẩm sẽ bị dầu nóng tiêu diệt và các món chiên xào thường làm dạ dày của bạn dễ mệt mỏi hơn.
  • Khi nấu hay luộc nên đậy nắp để vitamin trong rau củ không bị mất, nên đổ ít nước để nước luộc khỏi loãng. Nước luộc rất tốt, không nên đổ đi, vì nó chứa rất nhiều chất bổ và sinh tố.

Nguồn : bau.vn