F0 ở Sài Gòn trở thành “điều dưỡng” đặc biệt cho cả khoa bệnh

Sài Gòn những ngày này đang phải trải qua một trận chiến khủng khiếp với Covid. Nhưng trong khó khăn chúng ta mới thấy tình người thật đẹp, từ em bé tới cụ già, thanh niên hay người trung niên đều muốn góp sức mình cùng nhau vượt qua dịch bệnh. Và mới đây một bệnh nhân F0 ở Củ Chi đã xin được làm việc ngay khi đang điều trị. Anh nhận quét dọn, gội đầu cho bệnh nhân trong khoa bệnh sau khi tình trạng bệnh khá lên.

Anh Hà Ngọc Trường (sinh năm 1993) – một F0 ở Sài Gòn được chuyển về Bệnh viện dã chiến Củ Chi điều trị. Anh cho biết gia đình mình có đến 5 ca F0.

“Gia đình tôi có 5 người thì tất cả đều mắc Covid-19. Trong đó, mẹ tôi nặng nhất đang phải điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. 10 ngày đầu nhiễm bệnh, tôi sốt triền miên và mất vị giác. Ngày thứ 11, tôi khó thở và ho rất nhiều. Đến ngày thứ 25, tôi mới thấy sức khoẻ mình khá hơn”.

Anh cũng cho biết mình đã rất khó khăn để có thể vượt qua cửa tử. Những ngày bệnh nặng nỗi sợ hãi luôn hiện hữu trong tâm trí anh. Nhưng càng nghĩ đến nỗi sợ anh càng nhận ra mình mắc sai lầm. Vì khi điều trị dường như càng sợ thời gian bình phục càng lâu. Chính vì vậy anh đã lấy gia đình làm điểm tựa tinh thần để vực dậy khỏi khó khăn. Và anh đã dần khỏe lại sau chuỗi ngày dài chiến đấu với Covid.

Xin làm “điều dưỡng” đặc biệt của khoa bệnh

Chia sẻ về công việc

Được biết Trường đang điều trị tại khoa nhiễm 1 của Bệnh viện Củ Chi. Tại khoa có rất nhiều bệnh nhân là người cao tuổi, sức khỏe yếu và người thân không ở bên cạnh. Anh cũng nhận thấy có nhiều bệnh nhân nặng không thể tự đi lại sinh hoạt đa phần đều nhờ vào nhân viên y tế hỗ trợ. Nhiều người bệnh còn đang phải thở oxy nên anh đã nhanh chóng xin giúp đỡ mọi người.

“Khoa tôi có bệnh nhân phải chạy thận, nhiều người khác lại liệt chân hoặc già yếu không thể tự chăm sóc mình. Trong khi đó các anh chị nhân viên y tế phải làm quá nhiều việc, tôi muốn góp sức để hỗ trợ mọi người. Ban đầu tôi chỉ đút cơm, cháo cho các cô chú mà thôi. Sau đó tôi giúp thêm việc thay tã, lau người, đỡ họ đi vệ sinh, hướng dẫn thay bình oxy… Dần dần công việc thành quen, bất kể có việc gì cần thiết, tôi đều làm”, anh kể.

Anh duy trì công việc chăm sóc mọi người đến nay đã được 20 ngày. Thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng làm nhiều công việc cũng thành quen thuộc. Mỗi ngày anh tất bật với nhiều công việc khác nhau. Ngoài chăm sóc những người bệnh cao tuổi anh còn thường quét dọn vệ sinh khoa bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ cũng hay nhắc Trường phải đảm bảo quy định phòng dịch. Dù chưa khỏi bệnh nhưng bác sĩ cũng đồng ý cho anh được làm việc vi sức khỏe của anh đã khá hơn.

Gửi gắm những lời chúc đến mọi người

Anh cũng gửi gắm đến mọi người những lời chúc sớm khỏi bệnh và xuất viện về nhà. Ngoài ra, anh cũng mong muốn cuộc sống nhanh trở lại như trước để mọi người được vui vẻ, khỏe mạnh.

“Tôi muốn nói với tất cả bệnh nhân Covid-19, đặc biệt là những bệnh nhân lớn tuổi, rằng việc giữ vững tinh thần là rất quan trọng. Có tinh thần tốt chúng ta mới có thể vượt qua những cơn đau. Bệnh nào cũng thế, chúng ta luôn phải lạc quan mới chữa khỏi được”, anh chia sẻ.

Tấm lòng của anh khiến không ít người nể phục và truyền tải được năng lượng tích cực đến đông đảo mọi người.

Nguồn : bau.vn

  • Đừng nuông chiều quá mức: 6 thử thách giúp con mạnh mẽ và biết ơn trong tương lai

    Làm cha mẹ, ai cũng mong con có tuổi thơ hạnh phúc, lớn lên bình an và tương lai vững vàng. Nhưng đôi khi, tình yêu thương thái quá lại biến thành sự bao bọc khiến con thiếu kỹ năng sống, dễ gục ngã trước thử thách đầu đời. Ngược lại, những đứa trẻ được “rèn” sớm trong khuôn khổ, biết đối mặt với khó khăn lại thường vững vàng hơn, trưởng thành hơn và thành công hơn.Dưới đây là 6 “nỗi khổ” mà nếu cha mẹ dám để con trải nghiệm sớm, sẽ là món quà quý giá cho cả cuộc đời con.
  • Tưởng tốt cho con, hóa ra lại hại: 5 sản phẩm cha mẹ nên tránh

    Chăm sóc con nhỏ luôn là ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ. Với mong muốn bảo vệ con tối đa, nhiều mẹ không ngại đầu tư những sản phẩm “được review tốt” hoặc “được nhiều người dùng”. Tuy nhiên, không phải món đồ nào phổ biến cũng đồng nghĩa với an toàn. Trên thực tế, có một số sản phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ – điều mà nhiều phụ huynh không ngờ tới.Dưới đây là 5 sản phẩm các chuyên gia nhi khoa khuyên nên cân nhắc hoặc loại bỏ hoàn toàn khi chăm sóc trẻ nhỏ:
  • 5 nền tảng gia đình âm thầm định hình tương lai rực rỡ của con trẻ

    Thành công của một đứa trẻ không chỉ dựa vào trí tuệ hay may mắn, mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường gia đình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thói quen, cách ứng xử và giá trị được nuôi dưỡng trong gia đình sẽ đặt nền móng vững chắc cho tương lai của trẻ. Dưới đây là 5 đặc điểm nổi bật thường thấy ở những gia đình có con cái sau này thành đạt, giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Dạy con bằng sự lắng nghe và im lặng – nghệ thuật của cha mẹ thông minh

    Trong hành trình nuôi dạy con, nhiều bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng nói nhiều, dạy nhiều là yêu thương. Nhưng thực tế, không phải lúc nào lời nói cũng có tác dụng tích cực. Có những thời điểm, sự im lặng đúng lúc lại có giá trị gấp nhiều lần so với lời khuyên, mệnh lệnh hay lời trách mắng.Dưới đây là 3 điều mà những cha mẹ khôn ngoan thường chọn cách không nói ra, để con được trưởng thành bằng chính trải nghiệm và suy ngẫm của mình.
  • Có nên ‘nuôi’ robot trong nhà?

    Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, robot gia đình đang vượt xa vai trò là thiết bị hỗ trợ. Chúng giờ đây có thể học hỏi, giao tiếp và thậm chí xây dựng mối quan hệ với con người. Không chỉ là tiện ích, robot đang thay đổi cách chúng ta sống, chăm sóc và kết nối trong gia đình.
  • Đừng để lời nói vô tình biến con thành người yếu đuối, thụ động

    Lời nói có sức mạnh lớn hơn chúng ta tưởng. Đối với trẻ nhỏ, những gì cha mẹ nói ra không chỉ là ngôn từ thoáng qua mà còn có thể trở thành niềm tin định hình tính cách, động lực và cả tương lai của con. Một vài câu nói tưởng chừng "bình thường", thậm chí xuất phát từ lo lắng hay mong muốn tốt, lại vô tình khiến trẻ mất tự tin, phụ thuộc, sợ hãi và thiếu động lực vươn lên. Dưới đây là 5 kiểu câu nói độc hại mà cha mẹ cần tránh nếu không muốn con mình lớn lên thiếu ý chí, yếu năng lực và khó thành công trong xã hội đầy cạnh tranh ngày nay.