Finger Math – Phương pháp dạy bé học toán thông minh

Finger Math là một phương pháp học toán thông minh dành cho trẻ. Finger Math sẽ giúp khả năng tính nhẩm cũng như học toán của bé phát triển vượt trội hơn rất nhiều.

Toán là môn học rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và sự tập trung của trẻ nhỏ. Học toán từ sớm sẽ trang bị cho trẻ những kỹ năng hữu ích về mặt suy luận, khả năng phân tích giúp bé có tư duy nhạy bén và tự tin hơn. Tuy nhiên toán luôn khô khan và khó hiểu khiến các bé sợ và không muốn học, đặc biệt là học theo phương pháp truyền thống. Vậy phương pháp học toán Finger Math là gì?

Finger Math là gì?

Finger Math là một trong những phương pháp dạy toán tư duy cho trẻ được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Việc học và làm quen với các con số ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ không bị bỡ ngỡ mà còn làm tăng khả năng tư duy sau này.

Phương pháp học toán thông minh dành cho bé – Finger Math là gì?

Finger Math là chương trình toán học đặc biệt chỉ dành cho đôi bàn tay, từ đó trẻ sẽ học được cách tính nhẩm trong phạm trù “cộng trừ”, phạm vi từ số 0 cho đến 99. Thông thường, cha mẹ chỉ dạy cho con học đếm và làm được những phép tính từ 1 đến 10 với hai bàn tay. Tuy nhiên, đối với phương pháp học toán tư duy này, trẻ có thể đếm đến 99 một cách dễ dàng. Thậm chí, những phép tính có hai chữ số cũng không thể nào làm khó được bé.

Hiện, phương pháp học toán thông minh Finger Math được nhiều quốc qua trên thế giới áp dụng như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Không chỉ thành công đối với các đối tượng như trẻ học tiểu học, mà phương pháp này còn rất hiệu quả khi áp dụng cho trẻ học mẫu giáo.

Ưu điểm của phương pháp học toán bằng ngón tay

Phương pháp học toán này đem lại rất nhiều lợi ích cho trẻ. Khi học theo phương pháp toán học này, bé sẽ được tận dụng các ngón tay của mình để tính toán, giúp bé phát triển khả năng phối hợp giữa cơ thể và tư duy. Do đó mà hai bán cầu não phải và não trái của bé sẽ được hoạt động một cách cân bằng.

Phương pháp dạy bé học toán Finger Math giúp trẻ tiếp thu rất nhanh nếu cha mẹ biết cách biến chuyện học các ngón tay thành trò chơi. Ngoài ra, cách học toán này còn có thể giúp bé cộng trừ nhiều số cùng lúc một cách đơn giản.

Một ưu điểm khác của phương pháp toán học này đó chính là giúp trẻ rèn luyện và nâng cao khả năng tính toán với độ chính xác cao. Thông qua đó, trẻ có thể vừa tự học vừa chơi và cảm thấy hứng thú với chuyện học môn toán hơn.

Học toán Finger Math như thế nào?

Trẻ học toán dễ dàng nhờ phương pháp Finger Math theo những quy ước dưới đây.

1. Quy ước bàn tay phải, bàn tay trái

Bàn tay phải đại diện cho chữ số hàng đơn vị, bàn tay trái đại diện cho chữ số hàng chục. Quy ước bàn tay phải trong phương pháp Finger Math là nền tảng giúp trẻ đếm số thành thạo.

2. Quy ước của bàn tay phải (đại diện cho hàng đơn vị)

Số 1: ngón trỏ, số 2: ngón giữa, số 3: ngón áp út, số 4: ngón út, số 5: ngón cái. Tiếp tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có số 6: ngón trỏ, số 7: ngón giữa, số 8: ngón áp út, số 9: ngón út. Chú ý rằng khi chuyển từ số 4 qua số 5 trẻ phải nắm các ngón tay 1,2,3,4 lại.

3. Quy ước của bàn tay trái (đại diện cho hàng chục)

Số 10: ngón trỏ, số 20: ngón giữa, số 30: ngón áp út, số 40: ngón út, số 50: ngón cái. Tiếp tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có số 60: ngón trỏ, số 70: ngón giữa, số 80: ngón áp út, số 90: ngón út.

Vậy để biết số có 2 chữ số ở hai số khác nhau ta sẽ dùng tay phải cho chữ số hàng đơn vị, ghép với tay trái ở chữ số hàng chục.

Ví dụ: Số 1: ngón trỏ (bàn tay phải) + số 10: ngón trỏ (bàn tay trái) = số 11.

4. Quy ước phép cộng

Khi đã bung hết các ngón ở hàng đơn vị thì ta bung tiếp ngón ở hàng chục. Khi ngón hàng chục bung ra thì đồng thời các ngón ở hàng đơn vị phải thu lại.

5. Quy ước trong phép trừ

Khi đã thu về hết các ngón ở hàng đơn vị thì ta thu tiếp ngón ở hàng chục. Khi ngón hàng chục thu về thì đồng thời các ngón hàng đơn vị phải bung ra.

Lưu ý, khi thực hiện trừ và cộng đối với số có 2 chữ số , ta thực hiện trừ và cộng hàng chục trước, sau đó mới thực hiện trừ và cộng hàng đơn vị.

Ví dụ : 38 + 61, ta thực hiện 38+60 trước, sau đó mới cộng thêm 1. Tương tự: 72- 49, ta thực hiện 72-40 trước, sau đó mới trừ thêm 9.

Hướng dẫn học toán Finger Math dễ hiểu

Học toán theo phương pháp Finger Math khá là đơn giản và dễ học. Bố mẹ chỉ cần dành ra khoảng 1 tiếng mỗi ngày để cùng bé học làm toán với hai bàn tay thì sau hai tuần bé có thể cộng trừ thành thạo hai chữ số. Để dạy bé theo phương pháp toán Finger Math tại nhà, cha mẹ nên làm theo những bước sau.

  • Bước 1: Dạy cho bé ghi nhớ các quy tắc số từ 1 đến 9. Hầu hết các số này đều nằm ở bên tay phải nên bé sẽ ghi nhớ dễ dàng.
  • Bước 2: Sau khi bé đã đếm thành thạo từ 1 đến 9, bố mẹ tiếp tục dạy bé học đếm trong phạm vi 100.
  • Bước 3: Khi bé đã nắm bắt hết các quy ước về số, bố mẹ có thể bắt dạy bé làm quen với các phép cộng trừ từ đơn giản đến phức tạp.

Nguồn : bau.vn

  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.
  • Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian các bé được tạm rời sách vở, thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh băn khoăn làm sao để con có những ngày hè thật sự bổ ích, vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các thiết bị điện tử. Dưới đây là 6 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ năng động, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong suốt mùa hè.
  • Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Để nhận ra tiềm năng phát triển vượt trội ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào một số quan sát tinh tế và tín hiệu sớm dưới đây: