Dấu hiệu đặc trưng của trẻ bị trầm cảm
Trẻ cảm thấy buồn chán, trống rỗng, không hứng thú làm việc, chơi đùa cùng các bạn đồng trang lứa và mọi người.
Một số trẻ còn có triệu chứng đau đầu, đến huyết áp và nhịp tim, làm cho động mạch của trẻ bị yếu đi. Điều này dẫn đến việc hình thành các mảng bám trong động mạch, ngăn chặn lưu lượng máu và cuối cùng gây ra các cơn đau tim và đột quỵ.
Thường xuyên mất ngủ, cáu gắt, giận dữ.
Thay đổi môi trường sống, chuyển nhà, cha mẹ chia tay…
Khả năng chú ý và trí nhớ kém, học lâu, hay quên. Khi nhắc nhỏ, dặn dò thường tỏ ra lơ đãng, cần lặp đi lặp lại nhiều lần mới có thể thực hiện.
Giải pháp cho trẻ bị trầm cảm
Dành thời gian cho trẻ nhiều hơn. Thường xuyên chơi với trẻ, khuyến khích con tâm sự, chia sẻ về cuộc sống trường lớp, các bạn của con.
Khen thưởng, động viên khi con làm được điều tốt, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Xây dựng thói quen sống lành mạnh: ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, tạo điều kiện cho con chơi ít nhất 1 môn thể thao, tốt nhất là các môn có thể có đầy đủ các thành viên trong gia đình cùng chơi với con, hoặc các hoạt động gia đình khuyến khích con tham gia như: cùng dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, trồng cây, sửa nhà,…
Cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử trong sự kiểm soát, có giờ giấc. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, ngoài trời, tổ chức tiệc tại nhà mời những người bạn mà thích về nhà chơi với con.
Hãy tìm đến một bác sĩ tâm lý hoặc một người trẻ tin tưởng nhất, để trẻ được giãi bày, thổ lộ hết tâm tư, nguyện vọng của trẻ. Đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của trẻ.
Không có những biện pháp thúc ép, gây áp lực ở trẻ khi chúng chưa đạt được những thành tích nhất định trong học tập.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung thêm nhiều vitamin.
Những vấn đề về tình cảm, môi trường xung quanh luôn là những yếu tố then chốt làm xuất hiện bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ. Trên tất cả cha mẹ cần quan tâm và lưu ý đến tâm lý của trẻ nhỏ, ổn định lại cảm xúc của trẻ trong những giai đoạn nhạy cảm này, không trì hoãn điều trị để trẻ phát triển tâm lý bình thường về sau.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/giai-phap-cho-tre-bi-tram-cam-a183238.html