Giải đáp: Sản dịch sau sinh có mùi hôi có phải là bất thường hay không?

Thời gian trung bình của sản dịch thường kéo dài tầm 20 ngày tuy nhiên có thể lên đến 40 - 45 ngày. Đây là hiện tượng bình thường ở phụ nữ sau khi sinh nhưng đem đến cảm giác không mấy dễ chịu. Nhiều người băn khoăn rằng sản dịch sau sinh có mùi hôi có nghiêm trọng hay không và xử lý thế nào? Bài viết hôm nay sẽ giúp chị em giải tỏa băn khoăn đó.

1. Giúp chị em hiểu hơn về sản dịch

Sản dịch chính là dịch chảy ra từ âm đạo của phụ nữ sau khi kết thúc sinh nở. Đây là hiện tượng sinh lý thường gặp không phải là vấn đề nguy hiểm. Sản dịch sau sinh sẽ chứa máu, mô của niêm mạc tử cung và cả vi khuẩn. Tử cung thực hiện co bóp nhằm đóng mạch máu lại để máu không thể chảy ra ngoài nhiều nữa sau khi thai nhi ra khỏi bụng mẹ. Có trường hợp sản dịch bình thường nhưng cũng có trường hợp có mùi hôi.

Màu sắc sản dịch sẽ thay đổi liên tục trong nhiều ngày. Từ màu đỏ tươi sẽ giảm sắc dần khi dịch tiết ra giảm đi. Sản dịch thường không có mùi và nếu sản dịch sau sinh có mùi hôi cần phải đi kiểm tra ngay. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà thời gian sản dịch sẽ kéo dài khác nhau trung bình từ 2 – 4 tuần. Sản dịch sẽ kết thúc sau khoảng 2 tháng. Các mẹ cũng cần lưu ý rằng không được làm việc quá sức vì sẽ khiến sản dịch tái diễn.

2. Sản dịch xuất hiện trong thời gian bao lâu?

Dù cho các mẹ sinh thường hoặc sinh mổ đều sẽ xuất hiện sản dịch sau sinh. Màu sắc của sản dịch sẽ chuyển từ đỏ tươi sang đỏ nâu trong khoảng 7 ngày. Khoảng 10 ngày tiếp theo, màu sản dịch sẽ đổi thành vàng hoặc trắng. Nguyên nhân bởi thành phần chính có trong sản dịch gồm tế bào bạch cầu và niêm mạc tử cung.

Thời gian sản dịch kéo dài tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Thời gian sản dịch diễn ra từ 2 – 4 tuần và phụ thuộc vào cơ địa từng người. Phụ nữ sinh thường sẽ tiết nhiều sản dịch hơn so với người sinh mổ.

  • 3 ngày đầu tiên sau sinh: sản dịch chứa máu dạng lỏng và dạng cục kích cỡ nhỏ với màu sẫm.

  • 4 – 8 ngày tiếp theo: sản dịch thể loãng hơn, máu lúc này có chứa chất nhầy nên có màu nhạt hơn.

  • 9 ngày tiếp theo: sản dịch không màu, là dịch trong hay có màu trắng do có chứa bạch cầu cùng mô màng vỏ đã hoại tử.

Thông thường, sản dịch sẽ nhanh hết trong trường hợp sinh con đầu lòng hoặc mẹ cho con bú thường xuyên. Do lúc này, cơn co hồi của tử cung hoạt động nhanh hơn.

3. Sản dịch sau sinh có mùi hôi có nghiêm trọng hay không?

Thông thường, sản dịch sau khi sinh sẽ không có mùi nếu có chỉ là mùi hơi tanh. Thời gian của sản dịch diễn ra khoảng 20 ngày và có khi lên đến 40 – 45 ngày và sẽ giảm dần rõ rệt. Màu sản dịch sẽ chuyển dần từ đỏ tươi sang vàng trong.

Thế nhưng, có nhiều phụ nữ sau sinh gặp vấn đề bất thường về sản dịch trong đó có sản dịch sau sinh có mùi hôi. Ngoài ra, còn một số biểu hiện bất thường cần lưu ý của sản dịch như:

Sản dịch sau sinh có mùi hôi là tình trạng bất thường ở phụ nữ

  • Âm đạo tiết dịch ám mùi hôi gây khó chịu.

  • Ra máu nhiều.

  • Có nhiều máu cục xuất hiện.

  • Sản dịch thông thường không có mủ. Tuy nhiên, khi đi qua âm đạo sẽ mất tính vô khuẩn và gặp các vi khuẩn gây bệnh gồm có tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn… tác động. Từ đó làm cho sản dịch có mùi tanh cùng độ pH kiềm. Nếu bị nhiễm khuẩn sẽ bốc mùi hôi ở sản dịch.

  • Khi nhấn vào đáy của tử cung sẽ tiết sản dịch màu đen và kèm mùi hôi.

  • Sản dịch màu đỏ tươi và ra nhiều như những ngày đầu sau khi sinh.

  • Thời gian sản dịch kéo dài hay không còn màu đỏ sẫm vẫn ra máu. Lúc này cần kiểm tra xem có sót rau sau sanh hay không.

  • Khi nhấn vào bụng cảm nhận có cục gì đó và bụng cứng.

  • Sốt nhẹ hay cảm giác ớn lạnh.

  • Cảm thấy chóng mặt, người mệt.

  • Nhịp tim không ổn định.

  • Sau 6 tuần sinh sẽ xuất hiện chảy máu âm đạo trở lại. Nếu máu không ra quá nhiều và không có biểu hiện bất thường thì đây là kinh non. Tốt nhất vẫn nên đi kiểm tra để đảm bảo không có bất thường.

4. Phòng ngừa viêm nhiễm sản dịch

Khoảng thời gian xuất hiện sản dịch này người mẹ rất cần phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ để bảo vệ cơ thể trước vấn đề viêm nhiễm nguy hiểm. Dưới đây là những gợi ý giúp bảo vệ mẹ trước tình trạng sản dịch sau sinh có mùi hôi cũng như những vấn đề bất thường khác:

  • Thay băng vệ sinh thường xuyên từ 1 – 2 giờ/ lần trong vài ngày đầu sau khi sinh. Nếu thấy máu ra ít và loãng hơn thì tăng thời gian thay băng vệ sinh lên 3 – 4 giờ/ lần. Nên nhớ rằng không được để lâu hơn 4 giờ bởi nguy cơ viêm nhiễm sẽ cao hơn. Việc thay băng vệ sinh là biện pháp tốt nhất giúp bảo vệ vùng kín sạch sẽ và không có mùi hôi.

Thay băng vệ sinh thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm khuẩn

  • Với phụ nữ sinh thường, cần chú ý đến vết khâu ở tầng sinh môn để tránh bị viêm nhiễm. Tắm rửa thường xuyên để làm sạch cơ thể cũng cần thiết ít nhất 1 lần trong ngày.

  • Đi tiểu nhiều lần giúp bàng quang được rỗng, hạn chế cản trở đến sự co hồi ở tử cung.

  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đi vệ sinh cũng như khi thay băng vệ sinh.

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Nếu quần áo bị dính sản dịch giặt không sạch phải bỏ đi không được mặc tiếp.

  • Nếu thấy sản dịch kéo dài kèm theo sốt cần đi kiểm tra bế sản dịch ngay.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Một số mẹo chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh dễ thực hiện tại nhà

    Bệnh trĩ sau sinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như sức khoẻ của người mẹ. Lúc này điều trị nội khoa là phương pháp hữu hiệu nhất đối với mẹ cho con bú.
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.