Giải đáp thắc mắc nên hay không nên kiêng tắm sau sinh?

Những người lớn tuổi thường dặn dò phải kiêng tắm sau sinh. Tuy nhiên bạn vẫn hoang mang và chưa biết kiêng tắm gội như thế nào cho đúng?

Bài viết dưới đây của bau.vn sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề kiêng tắm sau sinh.

Kiêng tắm sau sinh

Đối với các mẹ sinh thường

Để đảm bảo vấn đề vệ sinh thân thể đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm sau sinh cho cả mẹ và bé, các mẹ sinh thường không nên kiêng tắm quá lâu. Ngay sau khi sinh từ 1-2 ngày, mẹ có thể tắm gội nhanh bằng vòi sen với nước ấm. Trên thực tế, tắm dưới vòi sen hoặc ngâm vùng kín trong nước ấm có thể giúp mẹ sau sinh thư giãn cũng như giảm đau hiệu quả.

Nguyên nhân là bởi vì sau khi trải qua ca sinh thường, âm đạo, phần đáy chậu, tầng sinh môn có khả năng bị tổn thương gây đau rát. Vì thế, mẹ sau sinh nên lưu ý vệ sinh khu vực vùng kín cẩn thận với nước ấm và dung dịch vệ sinh rồi lau khô ngay sau đó. Theo các bác sĩ chuyên khoa, me nên vệ sinh vùng kín ít nhất 3 lần/ngày hoặc nhiều hơn nếu sản dịch ra nhiều và lưu ý thay băng vệ sinh sau mỗi 2 – 3 giờ.

Trong trường hợp bị rạch tầng sinh môn, mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi vì chỉ khâu sẽ tự tiêu trong khoảng thời gian 2 tuần. Bởi vậy nên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế về phương pháp chăm sóc tầng sinh môn đúng cách.

Lưu ý: Trong trường hợp bạn cảm thấy đau nhiều hơn, dịch âm đạo ra nhiều, có mùi hôi, vùng kín sưng đau phù nề hay có bất kỳ vấn đề sức khỏe khác thường nào khác sau sinh, hãy ngay lập tức đi khám phụ khoa để có thể được điều trị kịp thời.

Đối với các mẹ sinh mổ

Sau khi sinh mổ, mẹ có thể bị đau trong vài tuần, thậm chí kéo dài vài tháng. Phụ thuộc vào tình trạng vết mổ mà bạn có thể tắm khi cảm thấy khỏe. Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay vết rạch sinh mổ thường được băng bằng băng vô trùng nhằm giúp giữ cho vết thương không bị nhiễm khuẩn. Bởi vậy, mẹ có thể tắm mà không lo nước dính vào vết mổ gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Gội đầu không gây ảnh hưởng gì đến vết mổ tuy nhiên mẹ sẽ gặp khó khăn khi gội bởi vết thương sẽ đau mỗi khi cử động. Vì thế nên cách tốt nhất là hãy nhờ người thân hoặc dịch vụ gội đầu và sấy khô tóc giúp.

Trong trường hợp chưa thể tắm được, mẹ nên sử dụng khăn sạch và nước ấm lau sạch người 2 lần/ngày, vệ sinh vùng kín 2 – 3 lần/ngày bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh. Mẹ nên lưu ý rằng tuyệt đối không bôi bất cứ thứ gì lên vết mổ nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Nếu như mẹ bị sốt, đau, sưng quanh vết mổ hoặc cảm thấy choáng váng…, hãy báo cho các bác sĩ chuyên khoa biết ngay lập tức.

Bên cạnh kiêng tắm sau sinh, mẹ cần lưu ý những gì?

Trên thực tế, dù sinh thường hay sinh mổ thì bạn cũng có sản dịch (tương tự như kinh nguyệt) diễn ra trong khoảng 6 tuần sau sinh. Bởi vậy, ngoài việc không nên kiêng tắm sau sinh, bạn vệ sinh vùng kín cẩn thận.

  • Khi đi vệ sinh: Nếu đi tiểu khiến vết rạch tầng sinh môn cảm thấy đau rát, mẹ có thể xối nước nhẹ nhàng để giảm đau rát, tránh nước tiểu hay phân dính vào vết thương. Sau đó hãy sử dụng nước rửa sạch, dùng giấy vệ sinh hay khăn mềm, khô sạch thấm khô.
  • Vệ sinh vùng kín: Sau khi xuất viện về nhà, hãy sử dụng nước ấm và dung dịch vệ sinh để vệ sinh vùng kín tối thiểu ngày 3 lần. Bạn nên lau khô, thay mới băng vệ sinh thường xuyên để tránh tình trạng hăm, viêm nhiễm cũng như nấm ngứa.

Đối với các mẹ vừa trải qua ca sinh mổ, bạn có thể cần phải cắt chỉ vết mổ. Nếu như sinh mổ lần đầu tiên, bạn có thể được cắt chỉ sau ca mổ khoảng 5 ngày. Còn các mẹ sinh mổ lần 2, bạn có thể cắt chỉ sau 7 – 8 ngày. Khi đó, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế cắt chỉ.

Nguồn : bau.vn

  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?
  • Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?