Giảm thị lực sau sinh và những điều mẹ bầu cần biết

Tình trạng giảm thị lực sau khi sinh có thể khiến bạn thấy mắt bị mờ và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Thị lực của phụ nữ sau sinh bị ảnh hưởng do những thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Những vấn đề thường gặp như hoa mắt, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng, mỏi mắt, mắt mờ liên tục… Điều này khiến sản phụ cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.

Vì sao bạn bị giảm thị lực sau khi sinh?

Mờ mắt

Sau khi sinh, sự giữ nước trong mắt bị cản trở dẫn đến giác mạc không thể duy trì hình dạng bình thường dẫn đến thị lực bị mờ.

U tuyến yên

Mặc dù u tuyến yên là một trường hợp hiếm gặp nhưng tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở một số phụ nữ. U tuyến yên làm ức chế hoạt động bình thường của hormone trong cơ thể dẫn đến các vấn đề giảm thị lực sau sinh.

Tiền sản giật

Phụ nữ mắc chứng cao huyết áp có thể mắc chứng tiền sản giật. Tiền sản giật cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến thị giác của phụ nữ bị mờ hay nhạy cảm với ánh sáng sau khi sinh. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có sự điều trị thích hợp nhất.

Tăng huyết áp khi mang thai

Sau khi sinh, phụ nữ thường căng thẳng và gặp chứng tăng huyết áp. Tình trạng tăng huyết áp có thể dẫn đến những thay đổi bất thường về thị giác.

Đái tháo đường thai kỳ

Tỷ lệ đường trong máu có thể dao động sau giai đoạn mang thai. Sự thay đổi về lượng đường trong máu có thể phá hủy những mạch máu nhỏ liên kết với võng mạc mắt. Thêm vào đó, bệnh tiểu đường làm cản trở thị lực khiến bạn bị giảm thị lực sau sinh.

Phương pháp điều trị giảm thị lực sau sinh

Tiểu đường thai kỳ

Bằng cách luyện tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống cân bằng, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được điều trị hiệu quả.

Khi giảm thị lực sau sinh, bạn có thể gặp nhiều trở ngại nếu muốn làm việc với sổ sách hay laptop. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng này nhé.

Khô mắt

Vấn đề khô mắt có thể được giải quyết đơn giản bằng cách dùng dung dịch nước muối sinh lý, đặc biệt là người thường dùng kính áp tròng. Bạn cũng có thể liên hệ với bác sĩ nhãn khoa để được kê toa thuốc nhỏ mắt hoặc điều trị các vấn đề về mắt.

Tiền sản giật

Các vấn đề về tiền sản giật có thể được điều trị hiệu quả bằng cách dùng các loại thuốc kê toa như corticosteroid hoặc thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ.

Mờ mắt

Nếu tình trạng mờ mắt hay giảm thị lực kéo dài 10 tháng sau khi sinh, bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ nhãn khoa. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phẫu thuật lasik hoặc mang kính áp tròng cho mắt.

Nguồn : bau.vn

  • 7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.
  • Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống? (Phần 1)

    Tháng đầu mang thai là khoảng thời gian quan trọng và nhạy cảm trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều mẹ bị tình trạng ốm nghén làm cho mệt mỏi.