Giúp cha mẹ phát hiện những biểu hiện trẻ nói dối để có cách giáo dục tốt nhất

Cha mẹ nên nhận biết khi nào trẻ nói dối để có hướng xử lý kịp thời và giáo dục đúng cách. Bởi nếu không đó sẽ là thói quen xấu ảnh hưởng đến nhân cách sau này của trẻ.

Hành vi nói dối được xếp đầu tiên trong danh sách các hành vi lệch chuẩn về đạo đức và nhân cách. Do đó, cha mẹ cần kiểm soát và nghiêm túc sửa đổi nếu phát hiện trẻ nói dối.

Nguyên nhân khiến trẻ nói dối

Nói dối là hành vi xuất phát từ động cơ nhất định, được biểu hiện ra bên ngoài bằng ngôn ngữ nhưng thống nhất với biểu hiện tâm lý bên trong của nhân cách. Những lời nói đó mang nội dung không đúng thực tế, được người nói chủ đích nói ra với mọi người.

1. Trẻ học nói dối 

Nói dối do học điều này có nghĩa là không phải con người ta sinh ra đã mang “gen nói dối”. Chỉ sau 4 tuổi, bé con mới học được cách nói dối. Một nghiên cứu cho rằng, tần suất của hành vi nói dối tích lũy cho đến khi 7 tuổi theo chiều dọc, bé ở độ tuổi 7,8 nói dối thường xuyên hơn so với bé 6 tuổi.

2. Trẻ nói dối vì đã được lập trình câu trả lời đúng

Ví dụ như khi mẹ hỏi “con yêu ai nhất” thì mẹ sẽ kỳ vọng vào câu trả lời là “con yêu mẹ nhất”, khi trẻ trả lời như thế mẹ sẽ vui và thể hiện điều đó ra ngoài. Lâu dần sẽ hình thành nên thói quen ai hỏi trẻ câu hỏi đó thì trẻ đều trả lời là yêu người đặt ra câu hỏi mặc dù trẻ có thể không thích. Đó là cách mà chúng ta dạy con trẻ đang nói dối nhưng không hề nhận ra.

Những dấu hiệu nhận biết

1. Thông qua ánh mắt

Trẻ từ 10 trở xuống, thông qua ánh mắt có thể nhận biết được trẻ có đang nói dối hay không. Một khi trẻ nói dối sẽ rất sợ nhìn vào ánh mắt của cha mẹ nên luôn né tránh khi diễn đạt điều đó.

Có thể, chúng sẽ mở to mắt và giữ tư thế đó để nói chuyện với bạn được trong thời gian dài nhưng lại thường xuyên nháy mắt, đảo mắt hoặc có những biểu hiện mắt bất thường khi nhìn bạn. Đó là một trong những dấu hiệu cho thấy bé đang nói dối bố mẹ không nên bỏ qua.

2. Biểu hiện trên khuôn mặt bé

Khi nói dối, trẻ thường có những biểu hiện như sợ hãi, buồn bã, kinh ngạc hoặc tuyệt vọng. Nhưng những khoảnh khắc ấy được bộc lộ rất ngắn, chỉ vài giây hay thậm chí chỉ trong chớp mắt nên bạn cần chú ý điều này. Có thể yêu cầu trẻ đối mặt trực tiếp khi trò chuyện để nhận ra vấn đề bất thường.

Những xúc cảm bất ngờ khi nói dối được biểu hiện ngay trên khuôn mặt trẻ với sự di chuyển của lông màu, nếp nhăn, cũng có thể thấy ánh mắt trẻ nhìn xuống, mi mắt trên hơi sụp, môi run hoặc khép lại.

Không những thế, các nghiên cứu đã chỉ ra sự tương quan giữa một số tín hiệu trên mặt với lời nói dối của bé thông qua việc liếm môi khi giao tiếp, hoặc có thể là tay chạm vào mũi hay xoa đầu. Đây là một trong các dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất.

3. Các dấu hiệu khác nhận biết trẻ nói dối

Trẻ có biểu hiện nôn nao trong người 

Trong khi nói dối, trẻ sẽ không thể đứng lâu để trò chuyện một cách tự nhiên mà sẽ liên tục động tay động chân, di chuyển chỗ ngồi cũng như lắc chân qua lại không ngừng.

Cường độ âm thanh khi nói 

Nếu giọng nói của trẻ to lên so với bình thường, đó là dấu hiệu của sự sợ hãi, lo lắng. Đây là biểu hiện của nói dối khi con bạn cảm thấy khó chịu hay có cảm giác rằng bị bắt phải nói dối trong trường hợp nào đó.

Lặp lại câu hỏi

Việc lặp lại câu hỏi của trẻ, có thể do bé đang cố gắng kéo dài thời gian để suy nghĩ, tìm ra phương án trả lời hợp lí hoặc cố che giấu đi mọi việc.

Trong trường hợp trẻ nói dối, điều quan trọng bạn phải tạo mối quan hệ tin cậy, yêu thương để trẻ hạn chế việc nói dối với bạn.

Bên cạnh đó bạn nên tránh tra hỏi hoặc gây áp lực cho trẻ. Cách này càng khiến trẻ trốn tránh và không khuyến khích con bạn trung thực hơn. Thay vào đó, hãy kể những câu chuyện nhằm khuyến khích trẻ nói thật sẽ tốt hơn nhiều.

 

Nguồn : bau.vn