Người Việt vô cùng coi trọng ngày cúng Rằm tháng Giêng, để thành tâm cầu may mắn, những điều an lành cho gia đình trong năm mới. Do đó, đồ dâng lễ cũng được lựa chọn kỹ càng để tránh những điều “phạm”. Bài viết này của Bau.vn sẽ mách bạn 5 loại quả nên dâng cúng Rằm để có nhiều tài lộc, bình an.
5 loại quả nên cúng Rằm tháng Giêng
Theo quan niệm từ xa xưa, ngày Rằm tháng Giêng bày lên bàn thờ nên chọn ngũ quả theo 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành (Kim – màu trắng, Mộc – màu xanh, Thủy – màu đen, Hỏa – màu đỏ, Thổ – màu vàng) hoặc ngũ phúc (giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên).
Vậy 5 loại quả nên bày trong mâm ngũ quả đó là gì?
– Quả táo: Trong phong thủy, quả táo tượng trưng cho sự bình yên và mọi điều được hòa hợp. Loại quả này cũng được ưa chuộng vì có màu đỏ, mang ý nghĩa tốt làn, đại diện cho Hỏa.
– Quả dứa: Dứa được coi là biểu tượng phong thủy tượng trưng cho sự giàu có và may mắn, đại diện cho Thổ.
– Quả cam: Trong danh sách các loại quả được ưa chuộng để bày lên ban thờ thờ cùng, không thể thiếu cam. Ngoài ý nghĩa về phong thủy, cam được coi là “phương tiện” để gửi gắm lời nguyện cầu về may mắn, thành công. Hơn nữa, quả cam để được lâu trên bàn thờ và có mùi vô cùng thơm.
– Quả chuối: Chuối trong phong thủy mang ý “thu hút”, do đó nó cũng hay được dùng để thờ cúng.
– Quả xoài: Xoài tượng trưng cho mong cầu có được cuộc sống sung túc.
Trên đây là gợi ý của Bau.vn về 5 loại quả mang ý nghĩa tốt đẹp, nên dùng để cúng Rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, tùy vào từng vùng miền, địa phương và quan niệm gia đình mà có thể lựa chọn những loại quả khác nhau. Ngoài ra, việc lựa chọn những loại quả để dâng lễ thắp hương Rằm tháng Giêng bạn chỉ nên chọn những quả đẹp, còn tươi, không héo úa.
Hơn nữa, khi cúng Rằm tháng Giêng, đừng chọn những loại quả này kẻo mọi việc khó hanh thông, không được như ý như hoa quả nhựa làm giả, loại trái cây đã chín kỹ, những trái cây có gai nhọn, loại quả có mùi quá thơm nồng như sầu riêng, mít, những quả mọc sát đất…
Đồng thời, việc bày hoa quả giả, hoa quả nhựa trên bàn thờ trong những ngày này vừa không tôn trọng thần linh, gia tiên, vừa không có lợi cho phong thủy. Vì thế, chúng ta nên tránh làm những điều đó.
Mâm cúng Rằm cần chú ý những gì?
Theo các chuyên gia, cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải có mâm cao cỗ đầy, mà tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình để chuẩn bị sao cho phù hợp, miễn là có lòng thành.
Thông thường, sẽ có 2 mâm cỗ cúng trong ngày Rằm tháng Giêng, bao gồm 1 mâm cỗ chay dâng Phật và 1 mâm cỗ mặn cúng gia tiên. Trong đó:
Mâm lễ chay cúng Phật gồm: Hoa quả, chè xôi, các món làm từ đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu, bánh trôi nước (Ở một số nơi, trong mâm lễ phải có bánh trôi. Việc ăn bánh trôi (chè trôi nước) trong ngày Tết Nguyên Tiêu mang ý nghĩa là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, thuận lợi, trôi chảy. Cỗ chay tùy loại, có từ 10,12 hoặc 25 món, ăn chay là một cách hướng tới sự cân bằng và thanh thản trong tâm hồn.
Mâm lễ mặn cúng gia tiên bao gồm các món như 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh (canh măng, canh mọc…), 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa nem, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả, hoa tươi, trầu cau, rượu nước, đèn nến, vàng mã…
Bài viết này của Bau.vn mang tính chất chiêm nghiệm, tham khảo.
Nguồn : bau.vn