Khi mang thai có nên xây nhà, mua nhà trong cùng năm không?

Việc mang thai khi xây nhà trong cùng một năm hiện nay không hề hiếm gặp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng và quan ngại vì theo quan niệm xưa thì một năm không thể có hai chuyện hỷ. Ngoài ra, họ cũng sợ những việc làm này sẽ ảnh hưởng đến bà bầu và cả phong thủy ngôi nhà. Vậy quan niệm trên đúng hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết để giải đáp thắc mắc nhé.

Hiện nay, nhu cầu nhà ở đang là vấn đề cấp thiết đối với nhiều gia đình. Họ phải dành dụm và lên kế hoạch rất lâu để có thể xây hoặc mua một ngôi nhà. Tuy nhiên, khi mang thai có nên xây nhà, mua nhà hay không đang là một băn khoăn rất lớn. Vì với một số gia đình khi quyết định làm nhà cửa rồi mới biết có thai.

Theo quan niệm dân gian ” một năm không thể có hai chuyện hỷ”

Đây là một quan niệm được cha ông ta đúc kết từ rất lâu. Bởi lẽ xây nhà là chuyện vui vì có nhà mới ở còn sinh con thì gia đình thêm thành viên mới. Tuy nhiên, theo cha ông xưa hai chuyện hỷ diễn ra trong một năm thì sẽ gặp điềm xấu. Chính vì vậy nhiều chuyên gia phong thủy khuyên không nên xây nhà khi mang thai. Nhưng nếu việc xây nhà, mua nhà vô cùng cần thiết với bạn thì nên để người thân, bạn bè hợp tuổi làm các việc cúng bái. Nếu được như vậy thì gia đình bạn sẽ an tâm hơn.

Theo chuyên gia phong thủy

Nhận định về vấn đề

Nói về phong thủy thì nó chính là sự tương tác giữa con người với môi trường. Khi bạn sửa chữa, xây nhà hoặc mua nhà sẽ khiến môi trường  thay đổi. Điều đó khiến cho sự tương tác giữa môi trường với bạn có thể tốt lên hay xấu đi. Do vậy, cần kiêng kị xây nhà, mua nhà khi mang thai không phải không có cơ sở.

“Mang thai có nên xây nhà, mua nhà?”

1. Ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ bầu và thai nhi cần duy trì sự ổn định trong suốt quá trình mang thai. Trừ trường hợp có yếu tố bất lợi như việc khó duy trì luồng khí ,.. Ở thời kỳ này, người mang thai không được động thổ, sử bếp núc, đổi phòng hay dời giường ngủ. Đây được coi là những điều cấm kị.

Với người bình thường thì việc thích nghi với hoàn cảnh mới không phải vấn đề khó khăn nhưng với thai nhi thì lại khác. Việc thay đổi môi trường khiến thai nhi thích nghi chậm hoặc không kịp thích ứng. Ngoài ra, thay đổi môi trường sống cũng làm cho cơ thể người mẹ có nhiều biến đổi. Lúc này, thai nhi vừa phải thích ứng với môi trường mới vừa cần thay đổi cho phù hợp với thay đổi của người mẹ. Vì thế thai nhi phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ hai phía.

Với thai phụ sức khỏe kém cộng thêm tác động của việc thay đổi nhà cửa cũng khiến thai nhi gặp nhiều vấn đề. Nếu nghiêm trọng có thể khiến sảy thai, sinh non, trẻ sinh ra bị yếu,…

Những tình huống bất ngờ khi sửa nhà, xây nhà khi gia đình có người mang thai cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý. Đối mặt với nhiều tình huống đó sẽ khiến cho tâm lý thai phụ hoặc người chồng nảy sinh bất an. Chính những điều đó đã tác động đến thai nhi trong bụng. Nếu người có tiền sử sảy thai chịu áp lực như vậy cũng rất dễ sảy thai hoặc sinh non.

2. Ảnh hưởng đến Thai Thần.

Theo người xưa, Thai Thần là linh hồn của thai nhi. Trong khoảng thời gian mang thai đến khi sinh Thai Thần sẽ luôn túc trực bên cạnh thai phụ. Và Thai Thần không ở một vị trí cố định mà ở mỗi thời điểm sẽ có một vị trí khác nhau.

Chính vì thế người mang thai phải kiêng chuyển nhà, không được trèo cao, không cầm kim chỉ, không được để người khác vỗ sau lưng từ phía sau,… Vì Thai Thần có thể ở bên cạnh mẹ bầu hoặc trú ngụ ở đồ đạc trong nhà nên phải chú ý. Do đó, tránh không được mạo phạm đến Thai Thần để không ảnh hưởng đến người mẹ và cả thai nhi. Và khi mang thai nên tránh việc sửa chữa nhà hoặc động thổ làm ảnh hưởng đến Thai Thần. Nếu bắt buộc phải sửa chữa, xây nhà hãy để thai phụ tránh xa nơi xây dựng. Và khi xây nhà thì người mang thai không nên lo toan nhiều việc và hãy giữ tinh thần thoải mái.

Nhiều người sẽ cho rằng đây là mê tín dị đoan nhưng theo cha ông ta là ” có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Hãy lựa chọn thật kỹ để có quyết định đúng đắn nhất cho cả bạn và gia đình nhé.

Nguồn : bau.vn