Không cần thuốc tây: 6 vị thuốc dân gian giúp ổn định tiêu hóa ngày nắng nóng

Mùa hè là thời điểm cơ thể dễ gặp các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu hay ngộ độc thực phẩm do thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Thay vì lạm dụng thuốc tây, nhiều người lựa chọn sử dụng các vị thuốc dân gian, vừa an toàn vừa có hiệu quả phòng và hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Dưới đây là 6 vị thuốc đơn giản, dễ tìm nhưng rất hiệu nghiệm trong mùa hè.

1. Bạch truật giúp phòng và trị rối loạn tiêu hóa

Bạch truật là vị thuốc đầu bảng trong nhóm “kiện tỳ ích khí”, được mệnh danh là “cột trụ của tỳ vị”. Khi tỳ hư, tiêu hóa kém, bụng trướng, ăn không tiêu, tiêu chảy kéo dài, bạch truật giúp hồi phục tỳ vị, hóa thấp, sinh khí, nâng đỡ vận hóa thủy cốc. Bạch truật còn làm giảm tình trạng đi phân sống ở người già, trẻ em thể tỳ hư.

Bạch truật – vững tỳ vị, kiện vận tiêu hóa, hỗ trợ phòng và trị rối loạn tiêu hóa.

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy trong bạch truật chứa atractylenolide I, II, III – các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, điều hòa nhu động ruột và cải thiện tiêu hóa.

Cách dùng: Thường dùng dạng thái lát hoặc tán bột, liều từ 6-12g mỗi ngày, sắc cùng các vị kiện tỳ khác như phục linh, trần bì hoặc sao vàng tán bột pha với nước ấm uống.

2. Trần bì – khai uất, tiêu đầy, hóa tích trệ

Trần bì – vỏ quýt phơi lâu năm, không chỉ là gia vị làm thơm món ăn, mà còn là vị thuốc quý cho những người bụng đầy trướng, ợ hơi, buồn nôn. Trần bì mang vị cay the, tính ôn, đi sâu vào tỳ và phế, có công năng “lý khí kiện tỳ, tiêu thực trệ, hóa đờm thấp”.

Trần bì – khai uất, tiêu đầy, hóa tích trệ.

Khi tỳ khí bị uất, trần bì giúp khai thông khí cơ, làm nhẹ bụng, dễ tiêu, lại hỗ trợ hồi phục vị giác. Theo y học hiện đại, trần bì chứa nhiều tinh dầu limonene, hesperidin, có tác dụng giảm co thắt cơ trơn ruột, kích thích bài tiết mật và dịch tiêu hóa.

Cách dùng: Dùng dưới dạng lát khô hãm trà hoặc sắc uống, liều từ 3-6g mỗi ngày, có thể phối hợp với gừng tươi và sa nhân làm trà tiêu thực rất tốt.

3. Hoắc hương – thanh thấp nhiệt, chỉ tả tiêu nôn

Khi khí hậu oi bức, những người ăn uống không điều độ dễ sinh tiêu chảy, buồn nôn, miệng nhạt, rêu lưỡi nhớt… Trường hợp này hoắc hương phát huy công năng giải uất, hóa thấp, chỉ nôn, tiêu tả. Vị cay thơm, tính hơi ôn, hoắc hương đi vào tỳ vị giúp giải trừ thấp trệ, khai thông trung tiêu.

Tinh dầu trong hoắc hương chứa patchouli alcohol, pogostone, đã được nghiên cứu có tác dụng chống vi khuẩn đường ruột, giảm co bóp ruột, chống nôn và kháng viêm niêm mạc tiêu hóa.

Hoắc hương – thanh thấp nhiệt, chỉ tả tiêu nôn.

Cách dùng: Vị thuốc thường dùng ở dạng lá khô, sắc uống từ 6-10g mỗi ngày hoặc kết hợp với trần bì, bán hạ chế mỗi vị 10g, đinh hương 2g đem sắc uống. Thực hiện liên tục bài thuốc, mỗi ngày 1 lần cho đến khi dứt điểm triệu chứng.

4. Mộc hương – hành khí, chỉ thống, kiện tỳ vị

Mộc hương thân gỗ nhưng dược tính mềm mại, được xem là vị thuốc trọng yếu trong những chứng đau bụng, đầy trướng, tiêu chảy kèm co thắt. Với vị cay, đắng, tính ấm, quy kinh tỳ, vị, đại tràng, mộc hương có khả năng hành khí chỉ thống, kiện tỳ hòa vị, tiêu tích tán trệ.

Khi khí trệ làm rối loạn tiêu hóa, mộc hương giúp khai thông khí cơ, cắt đứt những cơn đau âm ỉ hoặc từng cơn. Theo y học hiện đại, mộc hương chứa costunolide, dehydrocostus lactone là những hoạt chất có hiệu quả chống co thắt ruột, kháng khuẩn đường tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột và chống viêm.

Cách dùng: Vị thuốc này dùng dạng thái lát, sắc uống, liều 3-6g mỗi ngày.

5. Sa nhân – hành khí, ôn tỳ, tiêu tích đầy trệ

Sa nhân là vị thuốc không thể thiếu khi bụng trướng, ăn không tiêu, tiêu chảy, buồn nôn do hàn thấp. Sa nhân có vị cay, tính ấm, quy vào tỳ vị, giúp hành khí, chỉ thống, làm mạnh chức năng tiêu hóa.

Sa nhân – vị thuốc không thể thiếu khi bụng đầy trướng, tiêu chảy…

Trong ngày hè ẩm thấp, khi thực phẩm lạnh, sống dễ gây tỳ dương suy, sa nhân được ví như ‘ngọn lửa nhỏ hồng ấm’, giúp phục hồi chức năng vận hóa của Tỳ. Tinh dầu trong sa nhân chứa borneol, camphor có tác dụng kích thích tiết men tiêu hóa, chống khuẩn đường ruột, tăng nhu động ruột.

Cách dùng: Dùng sa nhân dạng tán bột hoặc sao thơm, sắc uống liều 2-4g mỗi ngày, có thể phối hợp với bạch truật, trần bì để tăng hiệu quả hành khí kiện tỳ.

6. Gừng – Tán hàn, ôn trung, chỉ ẩu

Gừng là vị thuốc thân thuộc trong mọi gian bếp mỗi khi bụng lạnh, tiêu chảy, buồn nôn. Với vị cay, tính ấm, quy kinh tỳ vị, gừng có tác dụng ôn trung tán hàn, tiêu thực hóa tích, chỉ tả, chỉ ẩu. Khi tỳ vị bị hàn làm ứ trệ, ăn uống vào là đầy tức, đau âm ỉ, gừng giúp khí cơ lưu thông, làm dạ dày ấm lại, tiêu hóa dễ dàng hơn.

Nhiều nghiên cứu hiện đại xác nhận hoạt chất gingerol, shogaol trong gừng có hiệu quả chống nôn, tăng co bóp dạ dày, chống viêm và bảo vệ tế bào niêm mạc tiêu hóa. Gừng dùng tươi hoặc khô, sắc nước uống liều 4-8g mỗi ngày, có thể giã sống, pha ấm khi buồn nôn hoặc nấu cháo giải cảm, trị rối loạn tiêu hóa.

Việc kết hợp y học cổ truyền với lối sống lành mạnh là ‘chìa khóa’ giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phòng bệnh lâu dài. Tuy nhiên, người bệnh nên được thăm khám bởi bác sĩ để được tư vấn và chỉ dẫn dùng thuốc hợp lý, an toàn.

Nguồn : bau.vn

  • Không cần thuốc tây: 6 vị thuốc dân gian giúp ổn định tiêu hóa ngày nắng nóng

    Mùa hè là thời điểm cơ thể dễ gặp các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu hay ngộ độc thực phẩm do thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Thay vì lạm dụng thuốc tây, nhiều người lựa chọn sử dụng các vị thuốc dân gian, vừa an toàn vừa có hiệu quả phòng và hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Dưới đây là 6 vị thuốc đơn giản, dễ tìm nhưng rất hiệu nghiệm trong mùa hè.
  • Giải mã lượng nước cơ thể cần mỗi ngày theo khoa học

    Bạn có chắc mình đã uống đủ nước hôm nay? Nhiều người chỉ nhớ đến nước khi cảm thấy khát, nhưng lúc đó cơ thể đã bắt đầu thiếu nước. Uống đủ nước không chỉ giúp da đẹp, dáng thon mà còn ảnh hưởng đến trí nhớ, tiêu hóa và sức khỏe tổng thể mỗi ngày.
  • Thời điểm vàng để uống giấm táo mỗi ngày

    Giấm táo từ lâu đã được biết đến như một “thần dược” tự nhiên, với hàng loạt lợi ích cho sức khỏe: hỗ trợ tiêu hóa, giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ giảm cân và thậm chí cải thiện làn da. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khi nào là thời điểm tốt nhất để uống giấm táo để phát huy tối đa công dụng và hạn chế tác dụng phụ.
  • 10-3-2-1-0: Công thức vàng cho giấc ngủ ngon không cần thuốc

    Giấc ngủ chất lượng là yếu tố then chốt giúp cơ thể phục hồi, tinh thần minh mẫn và cải thiện hiệu suất làm việc lẫn học tập. Tuy nhiên, trong nhịp sống hiện đại, nhiều người vật lộn với tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu, thức dậy mệt mỏi.Một quy tắc được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng sức khỏe, đặc biệt bởi huấn luyện viên thể hình Craig Ballantyne, được gọi là "quy tắc 10-3-2-1-0" – như một lộ trình đơn giản giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Dù ban đầu được giới thể hình áp dụng, quy tắc này ngày càng phổ biến trong đời sống thường nhật vì dễ nhớ, dễ làm và mang lại hiệu quả rõ rệ
  • Ăn gì để không ngủ ngáy? Chế độ ăn giúp bạn yên giấc cả đêm

    Ngủ ngáy – một vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại gây ra không ít phiền toái. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của chính người ngáy, nó còn khiến người nằm cạnh "khóc thét" vì những tiếng gầm gừ như... động cơ. Tin vui là, ngoài việc thay đổi tư thế ngủ hay tìm đến các biện pháp y khoa, chế độ ăn uống cũng có thể giúp bạn giảm đáng kể tình trạng ngủ ngáy.
  • Vì sao càng ăn chất béo lành mạnh, bạn càng dễ giảm cân?

    Khi bắt đầu hành trình giảm cân, nhiều người thường hiểu lầm rằng càng kiêng chất béo càng tốt. Tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi khẩu phần ăn không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn cản trở tiến trình giảm cân một cách hiệu quả và bền vững. Sự thật là: chất béo “tốt” không những không gây béo mà còn hỗ trợ giảm cân, kiểm soát cảm giác thèm ăn và cải thiện quá trình trao đổi chất.Vậy, chất béo tốt là gì và tại sao cơ thể bạn vẫn rất cần nó khi đang giảm cân?