Không nên tiêm vaccine cho trẻ trong trường hợp nào?

Tiêm chủng sẽ giúp trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không nên tiêm vaccine cho trẻ.

Cùng bau.vn tìm hiểu những trường hợp không nên tiêm vaccine cho trẻ là khi nào nhé.

Những loại vaccine phổ biến trẻ cần được tiêm

Dưới đây là một số loại vaccine được các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm cho trẻ:

  • Vaccine bạch hầu, uốn ván, ho gà (vaccine DTaP)
  • Vaccine bại liệt (vaccine IPV)
  • Vaccine sởi, quai bị, rubella (vaccine MMR)
  • Vaccine thủy đậu (vaccine Varicella)
  • Vaccine viêm gan A
  • Vaccine viêm gan B
  • Vaccine H influenzae (vaccine Hib)
  • Vaccine pneumococcal (vaccine PCV13)
  • Vaccine Rotavirus (vaccine RV)
  • Vaccine cúm
  • Vaccine viêm màng não do cầu khuẩn (vaccine MPSV4/MCV4)
  • Vaccine HPV

Không nên tiêm vaccine cho trẻ trong trường hợp nào?

Đối với vaccine cúm

Trẻ nhỏ hơn 6 tháng hoặc đang bị bệnh thì không nên tiêm phòng cúm. Bên cạnh đó, trong trường hợp trẻ từng có phản ứng dị ứng vaccine cúm thì các bác sĩ sẽ cân nhắc có nên tiêm loại vaccine này cho trẻ một lần nữa hay không.

Ngoài ra, nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây thì bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi tiêm:

  • Nhỏ hơn 2 tuổi
  • Có tiền sử bệnh hen hoặc có biểu hiện thở khò khè trước đó
  • Trẻ mắc bệnh mãn tính: bệnh tim, bệnh gan hoặc hen suyễn
  • Trẻ có triệu chứng khó thở do một số bệnh về cơ hoặc thần kinh nào đó
  • Trẻ miễn dịch yếu
  • Một người trong gia đình có hệ thống miễn dịch bị tổn thương
  • Trẻ được điều trị aspirin dài hạn

Không nên tiêm vaccine viêm gan A cho trẻ trong trường hợp nào?

Tương tự các loại vaccine khác, trẻ phải khỏe mạnh thì mới có thể tiến hành tiêm vaccine viêm gan A. Bên cạnh đó, nếu trẻ đã từng có các phản ứng dị ứng do tiêm phòng viêm gan A thì không nên tiêm mũi nhắc lại. Trong trường hợp trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine thì các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng không nên tiêm phòng.

Khi nào không nên tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ

Trong trường hợp trẻ được xác định là bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine hoặc đã từng có phản ứng dị ứng với vaccine thì không nên tiêm phòng viêm gan B. Bên cạnh đó, nếu trẻ đang có một vấn đề nào đó về sức khỏe thì bố mẹ nên cân nhắc đến việc tạm hoãn tiêm vaccine viêm gan B.

Đối với vaccine HPV

Tương tự như vaccine viêm gan A hoặc viêm gan B, nếu trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine hoặc có phản ứng dị ứng với thuốc chủng này không nên chủng ngừa HPV. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai và người đang mắc bệnh cũng không nên tiêm phòng HPV.

Trường hợp không nên tiêm vaccine DTaP (bạch hầu, ho gà, uốn ván)

Nếu bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine hoặc bé có các phản ứng phụ sau khi chủng ngừa không nên tiêm loại vaccine này. Trong đó, các tác dụng phụ bao gồm hôn mê, co giật, đau dữ dội và sưng tại chỗ tiêm. Bó mẹ cần lưu ý là vacxin DTaP cũng có thể có nhiều dạng khác nhau như DTP, DT hoặc Td. Vì vậy, nếu như trẻ đang mắc một trong số các bệnh trên thì đều nên tránh tiêm phòng. Bên cạnh đó, trẻ bị động kinh hoặc hội chứng Guillain-Barré thì bố mẹ nên tham khảo và nghe bác sĩ tư vấn trước khi quyết định cho trẻ tiêm.

Nguồn : bau.vn