Khủng hoảng tuổi lên 3 và 6 cách đối phó hữu hiệu mẹ nên biết

Khủng hoảng tuổi lên 3 là thời điểm khiến nhiều bố mẹ “phát điên” dù rất thương con. Nhiều bạn nhỏ đang ngoan ngoãn bỗng trở nên bướng bỉnh, khóc lóc, ăn vạ, cáu kỉnh… Đừng lo lắng, bố mẹ hiểu được tâm lý của bé, giai đoạn này sẽ không còn “khủng hoảng” nữa. 6 cách đối phó với khủng hoảng tuổi lên 3 dưới đây sẽ giúp bố mẹ qua giai đoạn này!

Khủng hoảng tuổi lên 3 là thời điểm khiến nhiều bố mẹ “phát điên” dù rất thương con. Nhiều bạn nhỏ đang ngoan ngoãn bỗng trở nên bướng bỉnh, khóc lóc, ăn vạ, cáu kỉnh… Đừng lo lắng, bố mẹ hiểu được tâm lý của bé, giai đoạn này sẽ không còn “khủng hoảng” nữa. 6 cách đối phó với khủng hoảng tuổi lên 3 dưới đây sẽ giúp bố mẹ qua giai đoạn này!

Khủng hoảng tuổi lên 3 là giai đoạn khiến nhiều bố mẹ bối rối, hoảng sợ.

Khủng hoảng tuổi lên 3 diễn ra thế nào?

Khủng hoảng tuổi lên 3 được coi là bước ngoặt trong quá trình phát triển của mọi em bé. Ở thời điểm này con bắt đầu có cái nhìn khác về bản thân và mọi thứ xung quanh. Đối với tuổi lên 3 là nhu cầu giao tiếp, phát triển về nhận thức và quan sát.

Cụ thể, khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ thường biểu hiện dưới các hình thức như:

– Khăng khăng tự làm mọi việc.

– Bướng bỉnh, ngoan cố, đòi hỏi người lớn theo ý mình.

– Chống đối, làm trái ý của bố mẹ.

– Vô lễ, nói trống không với người lớn.

– Đánh, hét, cấu véo… người lớn khi không vừa ý.

Bé vẫn còn rất nhiều biểu hiện khác nữa ở trẻ tùy theo cường độ và mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng.

Biểu hiện của giai đoạn này rất đa dạng và phong phú tùy theo mức độ ảnh hưởng.

6 cách hữu hiệu để đối phó với khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ

1. Tránh la mắng, đánh con

Đây là sai lầm lớn nhất của nhiều bố mẹ khi bé có biểu hiện tiêu cực ở giai đoạn này. Thay vì la mắng hay đánh con, bố mẹ nên dùng biện pháp cảnh cáo nhẹ nhàng hơn.

2. Kiên nhẫn giải thích để đối phó với khủng hoảng tuổi lên 3

Bố mẹ cần nhớ con chưa hiểu được vì sao con không được đánh, cắn hay lấy đồ chơi của bạn. Lúc này, nếu đánh hay mắng con, bạn có thể khiến con gặp ảnh hưởng tâm lý sau này. Vì vậy, hãy giải thích để con hiểu hành vi của con là không tốt, sẽ làm đau bạn.

3. Lắng nghe con

Bé gặp khủng hoảng lên 3 thường là do không thể biểu đạt suy nghĩ cho người lớn. Con luôn mong bố mẹ có thể lắng nghe và thấu hiểu cho những tâm tư trong lòng mình. Bởi vậy, hãy chủ động lắng nghe con một cách toàn tâm khi con muốn nói điều gì nhé!

4. Gợi ý chọn lựa

Nhiều bạn nhỏ gặp khủng hoảng là rất hay mè nheo, ăn vạ để vòi vĩnh bố mẹ. Nguyên nhân chính là do bố mẹ thường dễ dàng “đầu hàng” theo ý của bé. Vì thế, bé hiểu rằng con chỉ cần khóc lóc là bố mẹ sẽ đáp ứng ngay. Bố mẹ có thể thay đổi bằng cách đưa ra cho bé những gợi ý lựa chọn.

Bố mẹ cần có nhiều biện pháp ứng phó để cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 thuận lợi.

Ví dụ, khi chơi đồ chơi, thay quần áo bố mẹ có thể dành bé từ 2-3 lựa chọn khác nhau. Cho con lựa chọn trong khuôn khổ sẽ giúp con tự làm chủ cảm xúc, tự lập và giảm vòi vĩnh

5. Làm gương cho con

Giai đoạn khủng hoảng lên 3, bé chắc chắn sẽ không tránh khỏi lúc làm bố mẹ phát điên. Nhưng bố mẹ nhớ cố gắng giữ bình tĩnh dù trong bất cứ trường hợp nào nhé. Bởi đây là lúc con quan sát và học theo những gì bố mẹ làm đấy ạ. Vì thế, bố mẹ hãy làm gương tốt để bé học theo, tránh ảnh hưởng sau này nhé

6. Dạy bé cách hợp tác

Bé ở giai đoạn khủng hoảng lên 3 thường có nhu cầu chứng tỏ bản thân mạnh mẽ. Vì thế, bé thường hay tự ý hành động hoặc làm trái ý bố mẹ để bảo vệ chính kiến. Lúc này, bố mẹ cần giúp con thay đổi bằng cảm giác tự hào khi được khen ngợi. Ví dụ, hãy nhờ con làm một việc đơn giản sau đó khen ngợi con khi hoàn thành nhiệm vụ. Cách này sẽ giúp con tự tin, thêm động lực để thành em bé ngoan trong mắt bố mẹ.

Bố mẹ thấy đấy, nếu biết cách thì khủng hoảng tuổi lên 3 cũng chỉ là chuyện nhỏ. Với 6 mẹo đối phó hữu hiệu trên đây, hy vọng đã giúp bố mẹ có thêm thông tin hữu ích để nuôi dạy con thành những em bé hạnh phúc và toàn diện.

Nguồn : bau.vn