Làm sao để giảm đau tử cung sau sinh một cách an toàn nhất?

Sau khi sinh, sản phụ thường trải qua nhiều cơn đau khác đặc biệt là đau do cơn có tử cung... Vậy làm thế nào để giảm đau tử cung một cách an toàn cho sản phụ mới sinh.

Trải qua quá trình vượt cạn, sản phụ phải chịu nhiều nỗi đau trong đó có cơn gò tử cung. Do đó, Bau.vn sẽ gợi ý cho bạn những cách giảm đau tử cung hữu ích tại nhà.

1. Hiện tượng đau tử cung sau sinh là gì?

Các cơn đau kể trên thường biểu hiện ở bụng dưới theo từng cơn và có thể sờ thấy tử cung nổi tròn vùng trên xương mu. Những cơn đau giống như đau đẻ hoặc đau bụng kinh, mạnh nhất trong một hai ngày đầu sau sinh và giảm dần từ ngày thứ ba trở đi.

Đặc biệt, có trường hợp đau trong khoảng vài tuần. Nguyên nhân của các cơn đau này là do tử cung co bóp và co rút ngay sau khi sinh và trong những ngày sau đẻ. Các cơn co này có ba tác dụng là bóp vào các mạch máu (tránh chảy máu sau đẻ), đẩy hết máu và sản dịch ra khỏi buồng tử cung (tránh bị sản dịch) và cơ hội trở về kích thước ban đầu.

Bình thường, tử cung nặng khoảng 50gr, nhưng khi mang thai đủ tháng, trọng lượng tử cung Có thể lên tới 1000gr, nghĩa là kích thước tăng đến 20 lần. Như vậy sau sinh, tử cung sẽ phải có nhỏ dần lại để trở về kích thước ban đầu (mất khoảng 2 tuần). Đây chính là nguyên nhân gây ra các cơn đau. Triệu chứng đau này không xảy ra với tất cả các sản phụ, bởi có người bị đau còn một số khác thì lại không và ở mỗi người, mức độ đau cũng khác nhau.

Thông thường, chị em đẻ con so ít đau hơn người con dạ và càng đến lần sinh sau thì mức độ đau càng nhiều hơn. Lý do là ở người sinh con so, chất lượng cơ tử cung còn tốt, nên quá trình co hồi lại nhanh hơn. Trong khi ở người sinh con dạ, chất lượng cơ tử cung không tốt, việc co bóp không liên tục, nên sẽ gây ra các cơn đau nhiều hơn.

Đặc biệt ở những người như người đẻ song thai, thai to hay bị đa ối … Khi đó, tử cung căng giãn rất nhiều nên đến khi có hồi lại, sẽ phải co bóp nhiều hơn và càng khiến đau nhiều hơn. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều, nhưng cơn đau tử cung cùng với đau do vết cắt khâu tầng sinh môn hoặc vết mổ đẻ cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến việc chăm sóc con của các bà mẹ.

Cơn đau tử cung liên quan chặt chẽ đến việc cho con bú. Khi trẻ bú mẹ, sẽ kích thích vào đầu núm vú, gây ra phản xạ bài tiết oxytocin – một hormon gây co bóp tử cung và tạo ra những cơn đau. Do vậy, các bà mẹ thường hạn chế cho con bú. Vậy những phụ nữ không đau tử cung sau khi sinh có sợ bị bế sản dịch hay không? Câu trả lời là không vì có thể họ không đau bụng nhưng vẫn có cơn co tử cung. Tuy nhiên, ngưỡng cảm giác đau của những người này cao nên không cảm nhận thấy cơn đau. Hơn nữa, nếu bị bể sản dịch thì lúc đó tử cung sẽ càng tăng co bóp, nên sẽ càng đau bụng hơn.

2. Làm gì để giảm đau tử cung

Như chúng ta đã biết, đau là do cơn co tử cung gây nên. Tuy nhiên, tử cung không thể không co bóp vì nếu không như vậy thì sẽ bị băng huyết sau sinh, bị bế sản dịch và tử cung sẽ không có hồi để trở về kích thước bình thường. Vì mỗi người có một ngưỡng đau khác nhau, nên có người cảm nhận được cảm giác này nhưng người khác thì lại không số khác lại cảm giác đau ít hơn. Nhiều chị em hiểu nhầm là khi đau bụng, có thể sử dụng chườm nóng, xoa bụng để giảm cảm giác đau. Thế nhưng, điều này ngược lại hoàn toàn vì những kích thích như thế càng làm tăng cơn co tử cung và gây đau nhiều hơn.

Để giảm các cơn đau, có thể sử dụng thuốc theo đường uống hoặc đặt hậu môn. Bản chất các loại thuốc này là thuốc giảm đau, không phải nhóm steroid. Thuốc dùng đường hậu môn rất có hiệu quả, nhất là với những người sinh thường có cắt khâu tầng sinh môn. Vì khi đặt, thuốc có thể tác dụng trực tiếp vùng tầng sinh môn nên vừa giảm đau do cơn co tử cung và vừa giảm đau vùng tầng sinh môn. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa được bác sĩ tư vấn và kê đơn, bởi thuốc có nhiều tác dụng phụ, có khả năng bài tiết qua sữa. Các thuốc được khuyến cáo sử dụng là paracetamol, aspirin hoặc nhóm thuốc diclofenac (đặt hậu môn), hoặc các thuốc giảm đau khác có Codein, nhưng chỉ nên sử dụng khi quá đau vì thuốc có thể qua sữa và ảnh hưởng đến em bé.

 

 

Nguồn : bau.vn

  • Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan chính. Chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • 7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.