Làm sao nhanh hết sản dịch?

(bau.vn) Sau sinh, không ít chị em cảm thấy phiền hà, khó chịu về sản dịch. Thậm chí, có người kéo dài dẫn tới tình trạng hậu sản.

Làm sao để nhận biết các dấu hiệu bất thường và nhanh sạch sản dịch? Những lời khuyên của của bác sĩ Phó Đức Nhuận cùng một số kinh nghiệm của các bà mẹ sau đây sẽ giúp thai phụ giải quyết vấn đề này.

Nhận biết về sản dịch 
 
Bác sĩ Phó Đức Nhuận cho biết, sản dịch thường xảy ra trong vòng 6 tuần sau khi sinh, kể cả ở những người sinh thường và sinh mổ. Khoảng 4 ngày sau sinh, sản dịch thường có màu đỏ. Đến khoảng ngày thứ 9 sẽ chuyển sang màu hồng. Từ ngày thứ 10 trở đi, sản dịch chuyển sang màu nâu sẫm, rồi nhạt dần và hết hẳn khoảng 1 tháng. Đây là hiện tượng bình thường, nhưng sẽ là bất thường và cần được thăm khám nếu sản dịch có các hiện tượng như:

– Có màu đỏ hoặc màu trắng cùng mùi hôi kéo dài và lặp lại nhiều lần. Nếu thỉnh thoảng có lẫn cục máu tươi, ngoài khả năng lẫn dịch nhau thai, cần đề phong khả năng bị ung thư thượng bì màng lông.

– Nếu lượng máu ra quá nhiều, quá nhanh sẽ dẫn tới băng huyết và cần thăm khám càng sớm càng tốt.

– Trường hợp ra rất ít hay không có thì có thể, sản phụ bị bế sản dịch (sản dịch vẫn còn trong tử cung). Bạn cần được kê thuốc để kích thích co bóp tử cung, đẩy hết sản dịch ra ngoài. Nếu can thiệp muộn có thể dẫn tới rối loạn đông máu, chảy máu không cầm, nguy hiểm đến tính mạng.

– Sản dịch kéo dài hơn một tháng với những biểu hiện khác thường, sản phụ dễ bị sốt, đau bụng hoặc có thể bị viêm màng bụng, thậm chí nhiễm trùng máu.

Kinh nghiệm của các bà mẹ

* Thúy Hằng (Thuyhang1282@yahoo.com): Lá rau ngót rửa sạch, cho cùng ít nước vào máy sinh tố, xay chắt lấy nước uống, mỗi ngày 1 cốc. Nếu không uống được, bạn có thể luộc hoặc nấu canh và ăn trong các bữa cơm. Rau ngót vừa trị sót nhau, lại nhanh hết sản dịch.

* Minh Ánh (Minhanh_nc@yahoo.com): Cách đơn giản của mình là dùng chè vằng (mua ở các cửa hàng thuốc bắc). Mỗi ngày, hãm khoảng 30g với nước để uống thay nước lọc, liên tục trong 1 tuần. Chè vằng còn có tác dụng lợi sữa, giảm cân, bổ máu, dễ tiêu hóa. Uống nóng hay lạnh tùy sở thích nhưng với sản phụ, tốt nhất là nên uống nóng.

* Linh Anh (Linhanh_vtc@gamil.com): Nếu sản dịch kéo dài, bạn áp dụng các bài thuốc sau sẽ rất hiệu quả: đậu đen, đậu đỏ mỗi loại 200g, đem rang qua, rồi nấu với nước cùng men rượu, ngày uống một lần. Bạn cũng có thể dùng 50g gừng tươi nướng cháy, 50g đường đỏ, đem nấu với nước, ngày uống 2 lần.

* Thu Hà (thu_hahtc@gmail.com): Không biết chị em có… uống bia được không? Bởi sau sinh một tuần, tôi cũng còn ra nhiều sản dịch nên có uống bia heine và thấy nhanh hết hẳn. Chị dâu tôi lại áp dụng… món ăn như sau: dùng 2 bìa đậu phụ, 2 quả trứng gà và một ít đường trắng, đem nấu thành canh để ăn vào sáng sớm khi đói. Mỗi ngày ăn một lần và liên tục khoảng 4 ngày thì hết sản dịch.

* (thu_ksh@yahoo.com.vn): Mình được chị dâu chỉ cho cách là phải năng vận động, đi lại, không nên nằm ì trên gường, dễ dẫn đến dính ruột. Sau khoảng 10 ngày, mình đã hoàn toàn sạch sản dịch.

Bảo Hân – tạp chí Bầu

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?