Làm thế nào để phụ nữ vượt qua trầm cảm sau sinh?

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, sức khỏe của nữ giới. Bởi vậy, hãy cố gắng giúp mẹ bầu vượt qua trầm cảm sau sinh để có một cuộc sống hạnh phúc.

Việc nhận thức về bệnh trầm cảm sau sinh rất quan trọng, bởi khi nhận thức được tình trạng sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bệnh nhân có cách vượt qua trầm cảm sau sinh nhanh chóng, không gây ám ảnh tâm lý trong thời gian dài.

1. Điều trị bằng thuốc

Nếu bản thân có dấu hiệu trầm cảm sau sinh thông qua bài test trầm cảm EPDS thì bạn hãy sớm đến các cơ sở điều trị tâm lý. Để điều trị nhanh, người bệnh cần hiểu rõ bệnh tình và tình trạng của mình thông qua việc thăm khám bác sĩ. Từ đó, dựa trên thực trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có những đơn thuốc an thần, chống trầm cảm phù hợp.

Khi điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể có những tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, miệng đắng không muốn ăn. Bởi vậy, khi điều trị bằng thuốc, bệnh nhân nên chuẩn bị tâm lý và có sự chuẩn bị về chế độ dinh dưỡng.

2. Điều trị bằng tư vấn tâm lý

Tư vấn tâm lý cũng là một phương pháp hiệu quả để giúp vượt qua trầm cảm sau sinh. Nếu bệnh tình nhẹ, người bệnh chỉ cần đến bác sĩ tâm lý để điều trị thông thường. Nếu như bệnh nặng, có thể điều trị kết hợp giữa 2 phương pháp uống thuốc và tư vấn tâm lý.

3. Bản thân người bệnh phải hiểu rõ chính mình

Thật ra, trầm cảm sau sinh là một căn bệnh rối loạn cảm xúc. Không ai có thể hiểu cảm xúc của bản thân bằng chính mình. Bởi vậy, người bệnh cần xác định rõ bệnh tình của mình, bản thân mình như thế nào để có những phương pháp điều trị chính xác, không mất thời gian.

4. Học cách loại bỏ những cảm xúc tiêu cực

Sự căng thẳng, lo âu chỉ làm bệnh tình trở nên nặng và tồi tệ hơn. Vốn dĩ người bị bệnh trầm cảm đã luôn có những suy nghĩ tiêu cực, bởi vậy chúng ta cần học cách thư giãn, suy nghĩ mọi chuyện một cách tích cực nhất.

Các mẹ có thẻ tham khảo những bài thiền sáng để rèn luyện thể chất cũng như để tinh thần được bình yên, học cách kiểm soát cảm xúc, biết chọn lọc những thông tin và “thanh lọc” cảm xúc của mình.

5. Lên kế hoạch đi chơi

Nghỉ ngơi, thư giãn và vui chơi là giải pháp tốt để cải thiện tình trạng bệnh. Bạn hãy dành nhiều thời gian gặp gỡ bạn bè, trò truyện cùng nhiều người, đi đến nhiều nơi hơn là chỉ ngồi trong 4 góc tường.

Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất để có cơ thể khỏe mạnh, tránh thức khuya. Không nên cố ép bản thân làm những điều mình không muốn.

Ngoài ra, sự động viên từ người nhà rất quan trọng. Tâm lý người bệnh lúc này rất nhạy cảm nên tránh những lời nói làm tổn thương, bởi sẽ khiến người bệnh suy nghĩ nhiều hơn. Thay vào đó, cố gắng tạo không khí vui vẻ, thoải mái để người bệnh vững tâm và cảm thấy an lòng hơn.

 

 

Nguồn : Sức khỏe 24h