Làm trắc nghiệm nhanh với bài test trầm cảm sau sinh

Bài test trầm cảm sau sinh dưới đây sẽ giúp bạn phần nào nhận biết được mình có bị bệnh hay không? Hãy chấm điểm xem tâm lý bản thân đang ở mức độ nào

Bài test trầm cảm sau sinh là bài test trắc nghiệm nhanh chỉ trong vòng 5 phút, đánh giá cảm xúc của bạn 7 ngày qua.

Nguyên tắc

Bài test trầm cảm sau sinh dưới đây sử dụng thang đánh giá mức độ trầm cảm sau sinh EPDS được sử dụng ở nhiều vùng quốc gia.

Bài viết được chấm điểm từ 0,1,2,3 tăng theo mức độ của bệnh và những câu hỏi có dấu (*) thì ngược lại theo 3,2,1,0. Tổng điểm được tính theo cách cộng điểm của từng câu hỏi.

Bạn hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất với cảm xúc của mình trong 7 ngày qua. Đặc biệt, bạn hãy tự trả lời câu hỏi này, không nên hỏi ý kiến người khác.

Bài test trầm cảm sau sinh

Câu 1 – Tôi có thể cười và xem xét các sự kiện dưới khía cạnh hài hước

0. Vẫn như trước đây
1. Hiện giờ không nhiều như trước
2. Rõ ràng hiện giờ có giảm sút
3. Hầu như không thể

Câu 2 – Tôi vẫn thấy được các thú vui từ sự việc

0. Vẫn như trước kia
1. Hơi giảm hơn so với trước đây
2. Rõ ràng giảm so với trước đây
3. Hầu như không thể

Câu 3* – Tôi đã tự khiển trách (đổ lỗi) mình một cách không cần thiết khi có chuyện sai

3. Có, luôn luôn như vậy
2. Có, thỉnh thoảng mà thôi
1. Không thường xuyên
0. Không, không bao giờ

Câu 4 – Tôi cảm thấy lo âu hoặc lo lắng không lý do

0. Không bao giờ
1. Hiếm khi
2. Thỉnh thoảng
3. Thường xuyên

Câu 5* – Tôi đã cảm thấy lo sợ hoặc hoảng loạn không rõ lý do

3. Có, khá nhiều lần
2. Có, thỉnh thoảng
1. Không, không nhiều lắm
0. Hầu như không

Câu 6 – Mọi việc trở nên cực kỳ khó khăn đối với tôi 

3. Tôi gần như không thể kiểm soát và xử lý tình huống được như trước đây
2. Thỉnh thoảng tôi không kiểm soát tốt được như trước đây
1. Hầu hết thời gian tôi kiểm soát tốt
0. Tôi kiểm soát và xử lý mọi việc vẫn tốt như trước đây

Câu 7* – Tôi đã từng cảm thấy không vui tới mức khó ngủ

3. Có, hầu hết thời gian
2. Có, thỉnh thoảng
1. Không thường xuyên
0. Không chút nào

Câu 8* – Tôi cảm thấy buồn hoặc bất hạnh 

3. Có, hầu hết thời gian
2. Có, khá thường xuyên
1. Chỉ thỉnh thoảng
0. Không, không bao giờ

Câu 9* – Tôi đã từng cảm thấy buồn, không vui tới mức phát khóc

3. Có, hầu hết thời gian
2. Có, khá thường xuyên
1. Chỉ thỉnh thoảng
0. Không, không bao giờ

Câu 10* – Những ý nghĩ tự gây tổn thương cho mình đã từng xuất hiện trong đầu tôi

3. Có, khá thường xuyên
2. Thỉnh thoảng
1. Hiếm khi
0. Không bao giờ

Kết quả đánh giá bài test trầm cảm sau sinh

Tổng điểm > 12: bạn đang bị trầm cảm sau sinh ở mức độ nặng

Nếu >= 9 hoặc bạn có ý định tự tử thì nên đi khám nay lập tức

Nếu kết quả <9, bạn cần nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ đúng giờ giấc, tránh căng thẳng.

Bài test trầm cảm sau sinh theo EPDS chỉ là công cụ sàng lọc, giúp bạn có những đánh giá khách quan về tâm lý bản thân chứ không phải sự khẳng định.

Nếu bạn có những dấu hiệu bất ổn về tâm lý sau sinh, nên đến gặp bác sĩ tâm lý để có lời khuyên, phác đồ điều trị kịp thời.

 

 

Nguồn : bau.vn

  • 7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.
  • Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống? (Phần 1)

    Tháng đầu mang thai là khoảng thời gian quan trọng và nhạy cảm trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều mẹ bị tình trạng ốm nghén làm cho mệt mỏi.