Mách bạn cách bổ sung sắt khi mang thai mà không gây táo bón

Sắt là một vi chất rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai, bởi vì tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai ở nước ta còn khá cao nên việc bác sĩ chỉ định cho bạn uống sắt ở thời kỳ này là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, tác dụng phụ rất hay gặp khi uống sắt là bị táo bón. Vậy nên bổ sung sắt như thế nào để tránh gây táo bón cho mẹ bầu?

Lợi ích của sắt đối với bà bầu

Đối với người phụ nữ trong thời kỳ mang thai nhu cầu về sắt tăng lên rất cao bởi sắt làm nhiệm vụ tạo máu và tham gia vào quá trình tạo nhân tế bào. Sắt tham gia vào việc phân chia tế bào, tạo ra những tế bào mới, đặc biệt, trong vòng 10-16 ngày đầu khi bắt đầu thụ thai, các tế bào thần kinh của thai nhi được tạo ra hàng loạt nhờ sắt và acid folic, vì vậy nếu không đủ sắt thời gian này sẽ có nguy cơ lớn cho cả mẹ lẫn con, đứa trẻ khó có được trí thông minh tuyệt vời về sau.

Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu hoặc mệt mỏi ở người bình thường, nhưng với phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, sắt cũng có tác dụng là tăng cảm giác ngon miệng. Mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ không muốn ăn, không ngủ được và mệt mỏi vì không có oxy lên não và các tế bào trong cơ thể. Mặc khác, khi thiếu sắt, sức đề kháng của mẹ kém sẽ dẫn tới nhiễm trùng. Điều này còn ảnh hưởng đến em bé sinh ra mang tiềm tàng của thiếu máu thiếu sắt giống mẹ, khó đạt được sức khỏe như mong muốn.

Vì sao uống sắt gây táo bón?

Uống sắt thường gây táo bón, chính vì thế cách bổ sung sắt mà không gây táo bón là câu hỏi nhiều mẹ bầu quan tâm nhất. Vì một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc sắt đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc thậm chí ở những người không mang thai là táo bón. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng táo bón khi sử dụng thuốc sắt.

Bà bầu nên lựa chọn loại dung dịch sắt uống uy tín không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
  • Việc không cung cấp đủ lượng nước cần thiết khiến cơ thể không hấp thu được những khoáng chất trong một số loại sắt. Do thành phần các khoáng chất có trong loại sắt không hấp thu được vào cơ thể, toàn bộ lượng khoáng chất đấy được thải ra ngoài bằng đường phân hay nước tiểu và vô tình nó trở thành gánh nặng đối với hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ bị táo bón.
  • Táo bón cũng là triệu chứng trong thường gặp trong thai kỳ do sự thay đổi các hormone trong cơ thể và sự phát triển từng ngày của thai nhi trong bụng. Những yếu tố đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường ruột, gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn dẫn đến dễ bị táo bón.

Uống sắt thường gây táo bón

Ngoài ra thành phần của thuốc cũng như quy trình sản xuất được áp dụng để tạo nên viên thuốc có thể là nguyên nhân gây táo bón. Bà bầu nên lựa chọn loại dung dịch sắt uống uy tín không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Làm sao để uống sắt không bị táo bón?

Nhiều bà bầu thường vì ngại bị táo bón mà không tiếp tục bổ sung sắt nữa tuy nhiên như vậy sẽ khiến các bà bầu có nguy cơ cao bị thiếu sắt, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Cách bổ sung sắt tốt nhất mà các bà mẹ cần làm là chọn loại sắt tốt và không gây tác dụng phụ.

Thông thường, các chế phẩm sắt hiện nay có 2 loại: sắt vô cơ và sắt hữu cơ

  • Sắt vô cơ sẽ giải phóng ồ ạt các ion sắt vì lượng ion sắt cao ở ngoài tế bào ruột sẽ hấp thu bị động qua khoảng gian bào vào trong máu làm lượng ion sắt trong máu tăng cao, gây lắng đọng sắt. Các ion sắt giải phóng nhiều ở dạ dày, ruột không hấp thu hết cũng sẽ gắn kết bất thường với thức ăn, lắng đọng tại dạ dày, ruột gây tổn thương đường tiêu hóa và gây các tác dụng phụ.
  • Còn sắt hữu cơ được hấp thu thông qua chủ động và có kiểm soát theo nhu cầu cơ thể vào trong máu, đưa sắt về các cơ quan đích như tủy xương để sản xuất hồng cầu hoặc về dự trữ ở gan, không gây lắng đọng sắt ở tổ chức nội tiết, tim, gan. Khi hấp thu đủ, cả phức hợp sắt thừa sẽ đào thải qua đường tiêu hóa.

Do đó cách bổ sung sắt khi mang thai mà không gây táo bón chỉ có thể là các bà bầu nên chọn các loại thuốc chứa sắt dưới dạng sắt hữu cơ như Ferrovit, Tophem,…. Bên cạnh đó thực hiện một chế độ ăn uống khoa học cũng làm giảm nguy cơ táo bón khi sử dụng thuốc sắt như uống đủ nước, ăn uống lành mạnh, tích cực ăn rau xanh, trái cây cùng các thực phẩm cung cấp chất xơ cho cơ thể và đồng thời dùng các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa như khoai lang, chuối, cà rốt,…

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Thực phẩm giúp mẹ bầu giảm ốm nghén dễ kiếm quanh nhà

    Ốm nghén là tình trạng phổ biến trong tam cá nguyệt đầu tiên, ảnh hưởng đến hơn 70% mẹ bầu. Tình trạng buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi không chỉ gây khó chịu mà còn làm mẹ lo lắng về dinh dưỡng cho thai nhi. Tin vui là một số thực phẩm quen thuộc, dễ tìm ngay tại chợ hoặc siêu thị có thể hỗ trợ giảm ốm nghén một cách tự nhiên và an toàn.
  • Súp lơ – Loại rau “vàng” mùa đông chứa vitamin C gấp 3 lần cam, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ là loại rau quen thuộc trong mỗi bữa ăn, súp lơ – đặc biệt là súp lơ xanh – được coi là “siêu thực phẩm” dành cho phụ nữ mang thai. Ít ai ngờ rằng loại rau này chứa lượng vitamin C cao gấp ba lần cam, đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như folate, chất xơ, vitamin K... giúp mẹ khỏe, con phát triển toàn diện, lại cực kỳ dễ chế biến và ngon miệng.
  • Yoga giữa thai kỳ – Bí quyết giảm đau lưng và giữ dáng cho mẹ bầu

    Trong ba tháng giữa của thai kỳ, đau lưng là vấn đề phổ biến ở nhiều bà bầu. Thay vì chỉ tìm đến thuốc giảm đau, mẹ bầu có thể lựa chọn bộ bài tập yoga nhẹ nhàng, vừa giúp giảm căng cơ vùng lưng, vừa hỗ trợ sức khỏe tổng thể và duy trì vóc dáng.
  • Mẹ bầu ăn gì để da mịn, không sạm nám? 5 nhóm thực phẩm giúp “đẹp từ trong bụng”

    Nhiều mẹ bầu than phiền làn da trở nên xỉn màu, nổi mụn hoặc nám da trong thai kỳ. Thay vì phụ thuộc vào mỹ phẩm, một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp cải thiện đáng kể vẻ ngoài của làn da từ bên trong. Dưới đây là những thực phẩm vàng giúp mẹ bầu vừa khỏe mạnh vừa giữ được làn da rạng rỡ, hồng hào suốt thai kỳ.
  • Mẹ bầu khó thở khi mang thai: trường hợp nào bất thường cần nhập viện?

    Mẹ bầu khó thở là một vấn đề sức khoẻ thường gặp trong những ngày thai kỳ. Thế nhưng có những trường hợp bất thường cần phải lưu ý dưới đây.
  • Không cần cá hồi, mẹ bầu vẫn đủ omega-3 nhờ loại hạt này

    Không cần đến các loại cá đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu vẫn có thể bổ sung omega-3 hiệu quả từ một loại hạt bé nhỏ, dễ tìm và giá cực kỳ phải chăng – đó là hạt lanh. Không chỉ giàu dinh dưỡng, hạt lanh còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé, được mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” trong thai kỳ hiện đại.