Mách chị em 8 cách hồi sinh thịt gà luộc còn thừa ngày Tết

Gà luộc là món ăn ngày Tết quen thuộc của người Việt. Bạn luôn băn khoăn về việc thịt gà luộc bị thừa và không biết xử lý thế nào? Cùng xem và vào bếp chế biến ngay 7 món giúp "hồi sinh" thịt gà luộc còn thừa sau đây nhé.

1.Thịt gà xào miến

Nếu có sẵn miếng thịt gà luộc dư thì bạn có thể dùng để thực hiện ngay món gà xào miến vừa thơm ngon, dễ làm sau đây.

Nguyên liệu phù hợp cho 2-3 người ăn.

Thời gian chế biến: khoảng 30 phút.

Nguyên liệu

  • 500g thịt gà luộc.
  • 250g miến.
  • 3 muỗng cà phê dầu ăn.
  • 3-4 tép tỏi.
  • 1 củ hành củ.
  • 1 cây bắp cải nhỏ.
  • 1 trái ớt chuông đỏ.
  • 4 muỗng canh nước tương đen.
  • Hành lá.
  • 2 muỗng cà phê hạt điều màu.
  • Muối, đường, nước lọc, dầu ăn.
  • Các dụng cụ khác như: nồi, chảo, thớt, dĩa, muỗng đũa,..

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế rau củ

  • Ớt chuông cắt miếng dài nhỏ.
  • Hạt điều màu ngâm trong 1/2 chén nước.
  • Bắp cải cắt sợi, rửa sạch để ráo nước.
  • Miến ngâm trong nước lạnh cho mềm.
  • Hành lá cắt rễ, rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Tỏi, hành củ đập dập cắt vụn.

Bước 2: Sơ chế gà

Cho thịt gà vào nồi, thêm nước đun sôi, luộc tầm 20 phút cho đến khi thịt gà chín (Nếu dùng gà luộc còn dư thì bỏ qua bước này).

Sau khi gà chín, lấy thịt gà ra ngoài, để nguội rồi xé nhỏ.

Bước 3: Xào miến gà

Cho 3 muỗng canh dầu ăn vào chảo đun sôi. Sau đó cho hành củ và tỏi vào phi thơm cho đến khi chuyển sang màu vàng thì cho ớt chuông đỏ cùng thịt gà vào xào chung. Sau đó thêm nước luộc gà vào.

Cho nước tương đen, một chút muối và hạt điều màu vào chảo. Khi nước dùng sôi lại thì cho rau bắp cải vào. Thỉnh thoảng đảo đều cho rau bắp cải chín và thấm vị.

Thêm miến đã trụng vào, dùng đũa đảo đều tay và liên tục cho miến thấm vị, các nguyên liệu được trộn đều với nhau. Nêm nếm lại gia vị cho phù hợp với khẩu vị và tắt bếp.

Thành phẩm

Múc miến xào ra dĩa, rắc hành lá lên trên và thưởng thức ngay khi còn nóng. Món ăn có màu vàng cam đẹp mắt, sợi miến dai dai ăn kèm thịt gà mềm ngọt cùng các loại rau củ tươi chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.

2. Nộm gà xé

Các món ăn dịp Tết thường nhiều dầu mỡ khiến bạn ngán, vậy hãy cùng sử dụng ngay phần gà luộc còn thừa để chế biến món nộm gà xé chua ngọt giúp thay đổi khẩu vị cho cả gia đình nhé.

Món nộm gà với sự kết hợp của các loại rau củ như: cà rốt, dưa leo, hành tây, hoa chuối, xoài xanh,…sẽ mang đến hương vị thanh đạm, tươi mát, cùng miếng gà dai dai, đi kèm nước mắm chua ngọt đúng chuẩn thì còn gì bằng.

3. Khô gà

Nếu bạn là một tín đồ thích nhâm nhi các món như khô bò, khô mực xé thì chắc chắn không thể bỏ qua món khô gà cay hay khô gà lá chanh đã từng làm mưa làm gió trong giới trẻ. Khô gà có màu vàng nâu óng ả, khi ăn có độ dai ngọt, hương thơm từ lá chanh và vị cay từ ớt chắc chắn không thể bỏ qua.

Bạn có thể tận dụng phần thịt gà luộc còn thừa ngày Tết để tiến hành thực hiện ngay món khô gà thơm ngon này một cách dễ dàng bằng những đồ gia dụng nhà bếp quen thuộc như: chảo chống dính, nồi cơm điện hay lò vi sóng.

4. Gà rán kiểu Brazil

Ăn quá nhiều món ăn cổ truyền ngày Tết cũng sẽ khiến bạn ngán, vì thế hãy sử dụng ngay chính phần gà luộc còn dư và biến tấu thành một món ăn kiểu Tây cho lạ miệng, đổi khẩu vị cho dịp Tết năm nay nhé.

Nguyên liệu phù hợp cho 2-3 người ăn.Thời gian chế biến: từ 45-60 phút.

Nguyên liệu

  • 350g ức gà (hoặc phần gà luộc còn dư).
  • 400g khoai tây.
  • 150ml sữa tươi ko đường.
  • 30g bơ.
  • 150g bột mì số 13 ( bột cái cân).
  • 1 củ hành tây.
  • 1 ít rau mùi.
  • 50g bột chiên xù.
  • 2 lòng đỏ trứng gà.
  • Dầu ăn, bột nêm, hạt tiêu.

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế rau củ

Khoai tây gọt vỏ bỏ các mắt đen, rửa sạch và để ráo, sau đó cắt làm bốn. Sau đó, cho khoai tây vào nồi luộc tầm 20 phút cho chín. Khi khoai chín, vớt ra dĩa để ráo nước, trong lúc khoai tây còn nóng, dùng nĩa hoặc bỏ vào máy xay sinh tố nghiền nát. Cho sữa tươi, bột nêm, bơ vào trộn đều.

Rau mùi cắt rễ, rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tây lột vỏ, rửa sạch, cắt khúc.

Bước 2: Sơ chế gà

Ức gà rửa sạch với muối rồi cho ít nước vào nồi luộc cùng với khoai tây ở trên tầm 20 phút cho chín. Nếu nhà có sẵn thịt gà luộc dư thì không cần làm bước này, chỉ cần luộc khoai tây cho chín là được.

Xé thịt gà đã chín ra dĩa, thêm bột nêm, đảo đều tay cho thịt gà thấm.

Bước 3: Làm bột và chiên gà

Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tây. Sau đó, cho rau mùi cùng phần thịt gà ở trên vào, rắc tiêu, trộn đều và tắt bếp.

Cho hỗn hợp khoai nghiền ở bước 1 vào nồi, để lửa nhỏ. Thêm bột mì, đảo đều rồi tắt bếp, để nguội (thử bột đạt bằng cách nặn bột thử, thấy bột nặn được là ổn).

Chia bột thành 10 phần tuỳ ý thích muốn to hay nhỏ. Cho dầu ăn ra tay, nặn bánh thành hình tròn, ấn dẹt và cho nhân gà đã xào vào giữa. Sau đó, túm bột lại, nặn bánh thành hình quả lê hay hình khác tuỳ ý thích của bạn.

Tiếp tục lăn bánh qua bột mì, trứng, bột chiên xù rồi chiên cho vàng 2 mặt (170 độ C trong 6 phút), sau đó vớt ra dĩa đã có sẵn giấy thấm dầu.

Thành phẩm

Món gà khi hoàn thành sẽ có màu vàng nâu đẹp mắt, lớp vỏ ngoài giòn rụm của bột chiên xù và độ dai lạ miệng của khoai tây, cùng phần nhân gà mềm ngọt, kết hợp với tương ớt hoặc tương cà chắc chắn sẽ làm hài lòng bất kỳ ai.

5. Thịt gà sốt chua ngọt

Thịt gà sốt chua ngọt là món ăn yêu thích của nhiều người, nhất là trẻ em. Còn chần chờ gì hãy sử dụng ngay phần gà luộc còn dư để chế biến ngay món ăn này nhé.

Nguyên liệu phù hợp cho: 2-3 người ăn.

Thời gian ướp gà: 3-4 tiếng.

Thời gian chế biến: khoảng 30 phút.

Nguyên liệu

  • 500g thịt gà luộc.
  • 1 lòng trắng trứng gà.
  • 5g tinh bột khoai tây.
  • 15ml rượu trắng để nấu ăn.
  • 1 ít vừng trắng rang.
  • 1 vài cọng hành lá.
  • 5g lá chanh.
  • Dầu ăn, đường, nước mắm, tương cà, tương ớt, dấm, dầu hào, nước lọc.

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Hành lá cắt rễ, rửa sạch, cắt nhuyễn.

Thịt gà luộc ướp với chút muối và lá chanh cắt nhuyễn, cho vào tủ lạnh khoảng 3-4 tiếng. Sau đó lấy thịt gà ra và cắt hạt lựu.

Đem thịt vừa cắt ướp với lòng trắng trứng, tinh bột khoai tây và rượu trong 10 phút để cho thấm.

Bước 2: Pha nước sốt chua ngọt

Pha nước sốt chua ngọt theo tỷ lệ: 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng canh giấm, 4 muỗng canh nước sôi để nguội; hành lá cắt nhuyễn, thêm chút tương cà, tương ớt cho cay rồi trộn đều.

Bước 3: Sốt gà chua ngọt

Chuẩn bị chảo, đun nóng rồi cho dầu ăn vào, cho thịt gà vào chiên trong khoảng 15 phút hoặc đến khi thịt gà vàng là được.

Cho gà ra dĩa để riêng, giữ lại một ít dầu trong chảo, bật bếp rồi cho sốt chua ngọt đã chuẩn bị vào, đun trong khoảng 3 phút cho sốt sôi và sánh lại, cho thịt gà đã chiên vào, đảo đều cho thấm gia vị để hoàn thành món thịt gà sốt chua ngọt.

Thành phẩm

Món gà sốt chua ngọt khi hoàn thành sẽ có màu vàng nâu óng ả đẹp mắt, thịt gà dai dai kết hợp với sốt chua chua ngọt ngọt, dùng kèm với chén cơm trắng nóng hổi thì còn gì bằng. Bạn cũng có thể thêm vừng trắng đã rang vào gà để tăng thêm mùi vị.

6. Miến măng gà

Món miến măng gà nóng hổi cùng miếng thịt gà mềm ngọt chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng khi ăn vào những ngày không khí se lạnh dịp Tết đấy. Làm ngay món ăn này với phần thịt gà luộc còn dư qua cách làm đơn giản sau đây.

Nguyên liệu phù hợp cho: 2-3 người ăn.

Thời gian ngâm măng: 1 ngày.

Thời gian chế biến: khoảng 30-45 phút.

Nguyên liệu

  • 300g miến dong.
  • 1 miếng ức gà (hoặc gà luộc còn dư).
  • 200g măng khô.
  • 1 củ gừng nhỏ.
  • 2 củ hành tím.
  • Hành khô, hành lá, rau răm.
  • Muối, hạt nêm, tiêu, nước mắm, đường.

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế măng

Măng khô rửa sạch, cắt bỏ phần già, cứng, ngâm măng khoảng 1 ngày, nhớ thay nước để măng ra hết chất chua.

Cho măng đã ngâm vào nồi luộc chín. Sau đó, vớt măng ra xả lại bằng nước lạnh.

Nếu như không có thời gian ngâm lâu thì có thể ngâm măng khô với nước ấm khoảng 30 phút, xả lại nước sạch rồi luộc măng 2 lần, khi nước đầu sôi thì chắt nước ra, thêm nước lạnh vào luộc đến khi sôi lần nữa là được.

Xé nhỏ măng thành sợi (đừng xé nhỏ quá vì khi ăn măng sẽ bị dai). Ướp măng với chút muối, hạt nêm, tiêu.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Hành khô rửa sạch, để ráo rồi nướng cho vàng. Bạn có thể sử dụng lò nướng để thực hiện dễ dàng hơn.
  • Gừng cạo vỏ, cắt lát.
  • Nấu nước sôi, cho miến vào luộc khoảng 3 phút rồi vớt ra, xả lại nước lạnh, để ráo.
  • Rửa sạch hành lá, rau răm rồi cắt nhỏ.

Bước 3: Sơ chế gà

Thịt gà rửa sạch, cho vào nước sôi, cho gừng cắt lát, hành khô, và 1 muỗng cà phê muối vào luộc cho gà chín. Gà chín thì vớt ra, để nguội rồi xé nhỏ. Nước luộc gà giữ lại để nấu nước dùng (nếu dùng gà luộc còn dư thì bỏ qua bước này).

Bước 4: Nấu miến măng gà

Cho dầu ăn vào chảo, cho tỏi băm vào phi vàng, sau đó cho măng vào xào cho măng chín.

Đun sôi lại nước luộc gà, cho măng đã xào vào, nấu khoảng 15 phút, nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Thành phẩm

Cho miến đã trụng ra tô, cho thịt gà, hành lá, rau răm lên trên, chan nước dùng và măng vào, rắc một chút tiêu là có thể ăn ngay.

Miến măng gà với hương vị đậm đà, ngon ngọt từ nước dùng gà và măng, sợi miến cùng măng dai dai, bùi bùi, ăn kèm với chén nước chấm gừng cay nồng sẽ giúp bữa ăn ngày Tết của bạn tròn vị hơn đấy.

7. Cơm gà

Nếu đã ngán với các món ăn trên, bạn có thể sử dụng phần gà luộc để làm ngay món cơm gà nóng hổi, thơm ngon, lại chắc bụng. Đây là món ăn đẹp mắt lại còn ngon miệng, nhất là món cơm gà Tam Kỳ miền Trung vô cùng nổi tiếng.

Những hạt cơm dẻo thơm có màu vàng đẹp mắt, cùng miếng thịt gà béo ngậy quyện trong hương nước chấm mặn mà, tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn mà bất kỳ ai cũng không thể chối từ.

8. Cháo gà

Nguyên liệu:

– ½ bát con gạo nếp

– 1 bát con gạo tẻ

– 1 con gà chạy bộ nhỏ (khoảng 1kg)

– 1 miếng gừng nhỏ

– 2-3 cây hành lá

– Tía tô: 1 mớ

– Gia vị: Muối, hạt tiêu, nước mắm

– Quẩy: 10 cái (tùy ý)

Cách nấu cháo gà kiểu truyền thống:

– Ngâm hai loại gạo ít nhất 1 tiếng sau đó chắt nước, giã nhỏ.

– Hành rửa sạch cắt khúc. Gừng rửa sạch gọt vỏ rồi đập dập.

– Gà làm sạch để ráo. Nhét gừng và hành vào bụng gà rồi cho vào nồi luộc. Đun sôi rồi để lửa to khoảng 10’, sau đó vặn nhỏ lại để liu riu khoảng 30’, đến khi gà vừa chin tới.

– Nước luộc gà, cho thêm khoảng 8 bát con nước, đun sôi rồi cho gạo vào đun âm ỉ đến khi thật nhừ. Thỉnh thoảng khuấy đều để cháo không bị cháy. Thêm nước nếu cháo đặc quá.

– Khi cháo nhừ bạn cho thịt gà đun sôi, cho thêm nước nếu cần để cháo vừa sánh. Nêm nếm gia vị, mắm, muối cho vừa ăn.

– Khi ăn thì cho hành và tía tô vào. Ăn nóng với quẩy, tiêu bột, ớt bột.

Nguồn : Sức Khỏe Cộng Đồng

  • Thời tiết se lạnh xắn tay vào bếp làm món ốc xào cay siêu ngon

    Ốc xào cay là món ăn yêu thích của nhiều người, cách xào ốc cũng không phải quá khó, bạn hoàn toàn làm được ngon món ăn này tại nhà mình đấy.
  • Top 3 món ăn từ nồi chiên không dầu chế biến cực nhanh cho những ngày bận rộn

    Nếu bạn đang tìm một món với tiêu chí nhanh-gọn- đơn giản cho ngày bận rộn, thì Bau.vn giới thiệu tới bạn các món ăn từ nồi chiên không dầu đáp ứng được các yêu cầu đó.
  • Ốc chay xào sả ớt cho ngày rằm

    Ốc chay được làm từ nấm bào ngư và nấm mèo dai dai, sần sật được áo một lớp sả ớt thơm nồng cay cay lạ miệng và bắt cơm, phù hợp bữa cơm ngày rằm.                                                           Ốc chay xào sả ớt cho ngày rằm Nguyên liệu: – Nấm bào ngư: 200gr – Nấm mèo khô: 50gr – Sả, ớt mỗi thứ một ít – Gia vị: Bột ngọt, tiêu, xì dầu, dầu hào, hạt nêm chay Cách làm: Bước 1: – Nấm bào ngư xé thành miếng vừa ăn cỡ hai ngón tay, rửa sạch, vớt ra để ráo nước – Nấm mèo ngâm nước lạnh cho nở, rửa sạch cắt miếng dài cỡ lóng tay – Sả bóc bỏ phần vỏ già bên ngoài, ớt bỏ hạt, băm nhỏ Bước 2: – Trải từng cọng nấm bào ngư ra, cho nấm mèo vào giữa phần lá và cuộn chặt lại, dùng que xiên để cố định và xiên các miếng nấm lại với nhau. Làm lần lượt cho đến hết. […]
  • Cách làm bánh bao sữa ăn sáng thơm ngon, béo ngậy, ăn là mê tít

    Đã quá ngán với mì gói và bánh mì, bạn hãy thử làm bánh bao sữa tại nhà để ăn sáng. Cách làm đơn giản nhưng hương vị vô cùng thơm ngon, sao không thử 1 lần?
  • Đừng làm thịt luộc, làm theo 2 cách chế biến thịt heo này vừa lạ miệng vừa không ngán

    Thịt heo là thực phẩm gần như phải có trong gia đình. Ngoài các món như luộc, rang, kho, bạn đã biết chế biến thịt heo theo 2 cách này chưa?
  • Cách làm bò sốt vang mềm ngon chuẩn vị

    Bò sốt vang là món ăn có nguồn gốc từ nền ẩm thực Pháp, nhưng đã được biến tấu để phù hợp với khẩu vị của người Việt. Món ăn này hấp dẫn bởi hương vị đậm đà, thịt bò mềm mịn, thơm phức, hòa quyện cùng nước sốt vang đỏ đặc trưng. Bò sốt vang thường được dùng kèm với bánh mỳ hoặc cơm, là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa cơm gia đình ấm áp.