Mách mẹ cách lựa chọn và sử dụng gia vị ăn dặm cho bé tốt nhất

Việc lựa chọn và sử dụng gia vị cho trẻ ăn dặm làm sao để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của bé yêu là điều mà các mẹ cần đặc biệt quan tâm. Bau.vn mách mẹ cách lựa chọn và sử dụng gia vị ăn dặm cho bé tốt nhất

1. Vì sao mẹ cần sử dụng gia vị ăn dặm cho bé?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi là giai đoạn mà các cơ quan, giác quan của trẻ phát triển rất mạnh mẽ. Trong đó, sự phát triển của vị giác vô cùng quan trọng.

Do đó, để kích thích vị giác của trẻ phát triển và hoàn thiện tốt nhất; thời kỳ này, mẹ cần chú ý bổ sung các loại thức ăn với mùi vị khác nhau; giúp cơ thể trẻ phát triển tối ưu.

Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ cũng đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ, trẻ thật sự cần những thức ăn bổ sung để cơ thể phát triển khỏe mạnh vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nữa.

Từ 6 tháng – 1 tuổi mẹ nên cho bé ăn các thức ăn dặm có vị ngọt

2. Cách lựa chọn gia vị cho trẻ ăn dặm tốt nhất

Theo kinh nghiệm được đúc kết từ việc chăm sóc sức khỏe trẻ em của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, việc cho trẻ ăn dặm cần chú ý những vấn đề sau:

* Giai đoạn tập ăn dặm

Mẹ nên cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc giống với sữa công thức để bé quen dần với “những thức ăn mới lạ”, giúp trẻ dần thích nghi với việc ăn dặm và việc ăn uống của trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Mẹ nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt – mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm. Vì thế, giai đoạn từ 6 tháng- 1 tuổi, bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị gần giống với sữa mẹ.

* Giai đoạn từ 1 tuổi

Khi trẻ đã quen với thức ăn dặm có vị ngọt, mẹ nên trẻ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn. Thức ăn chế biến cho bé cũng cần đa dạng hơn để kích thích hệ tiêu hóa của trẻ phát triển và hoàn thiện tốt nhất.

Mẹ có thể sử dụng những loại thức ăn dặm được chế biến sẵn với các mùi vị phù hợp với sở thích của bé hoặc tự chế biến thức ăn và nêm gia vị dành riêng cho con.

Mẹ nên chọn những gia vị gần với sữa mẹ và sữa công thức như vị ngọt. Sau đó chuyển dần sang vị mặn

Một khuyến cáo với các mẹ; đó là mẹ nên chọn những sản phẩm gia vị cho trẻ ăn dặm được chế biến dành riêng cho độ tuổi của bé. Những sản phẩm có nguồn gốc Organic, được cung cấp bởi các nhãn hàng uy tín sẽ đảm bảo cho sức khỏe của trẻ cũng như giúp trẻ phát triển tốt nhất.

3. Cách sử dụng gia vị cho trẻ ăn dặm đúng chuẩn

Từ tháng thứ 8, bên cạnh những loại thực phẩm ăn dặm được chế biến sẵn cho trẻ; mẹ có thể tự mình chế biến các bữa ăn cho con theo công thức riêng. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến mẹ cần đặc biệt chú ý tới việc sử dụng gia vị cho trẻ ăn dặm. Bởi vị giác và hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm.

Việc lựa chọn các loại thực phẩm cũng như sử dụng gia vị cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn, để đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển của hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ.

* Đối với các gia vị như: Dầu ăn, nước tương, nước sốt cho trẻ ăn dặm,..

Mẹ nên bắt đầu với nguyên  “ít – nhiều” để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và mùi vị của thức ăn dặm cho bé. Ban đầu, mẹ nên nêm từng chút từng chút một. Sau đó, tăng dần lên ½ – 1 thìa cà phê. Bởi loại gia vị cho trẻ ăn dặm này không chỉ đơn thuần chứa các hạt gia vị mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.

Tùy theo lượng thức ăn, độ tuổi và thể trạng của trẻ mà mẹ có thể điều chỉnh hàm lượng gia vị này nhiều hơn hay ít hơn cho phù hợp.

Tùy theo độ tuổi, lượng thức ăn và thể trạng của bé mà mẹ nên điều chỉnh lượng gia vị phù hợp với bé

* Đối với các gia vị như muối, nước mắm, đường,…

Mẹ cần chú ý vị giác của trẻ luôn nhạy cảm hơn người lớn. Các bé thường ăn nhạt hơn so với cha mẹ. Bởi vậy, mẹ cần nêm thật nhạt so với cảm nhận của mình khi chế biến thức ăn dặm cho con.

Các mẹ cần lưu ý rằng: Thức ăn mặn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thận và đường ruột của trẻ. Nếu mẹ nêm quá nhiều loại gia vị này có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ, trẻ không thể hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn.

Tất cả các sản phẩm gia vị cho trẻ ăn dặm đều góp phần tăng cường sự phát triển vị giác của trẻ cũng như bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ nhiều hơn. Bởi vậy, mẹ cần đặc biệt lưu ý để bữa ăn của con trở nên đa dạng, cung cấp những dưỡng chất cần thiết nhất.

Một lưu ý quan trọng khác với mẹ, đó là không nên cho bé ăn nhiều gia vị cùng lúc hoặc sử dụng những sản phẩm có gia vị tổng hợp. Những gia vị này sẽ khiến thức ăn của trẻ trở nên ngấy, trẻ sẽ biếng ăn và khó hấp thu chất dinh dưỡng.

Mẹ không nên sử dụng các loại gia vị tổng hợp sẽ khiến bé trở nên sợ thức ăn

Ngoài ra, các loại gia vị thường bị biến chất khi chế biến ở nhiệt độ cao. Vì thế, mẹ nên cho gia vị vào thức ăn khi đã gần nấu chín để đảm bảo các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn của con được nguyên vẹn, tạo điều kiện hấp thu tốt nhất.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.