Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?

Trong thời gian gần đây, lấy máu cuống rốn và lưu trữ đang nhận được rất nhiếu sự quan tâm của những người sắp làm cha mẹ.

Vậy máu cuống rốn là gì và lưu trữ nó có tác dụng gì? Bau.vn sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu máu cuống rốn là gì?

Là máu chảy trong hệ tuần hoàn của thai nhi. Máu cuống rốn hay máu dây rốn hoặc bánh nhau chính là cầu nối liên kết giữa mẹ và thai nhi. Chúng có chức năng cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé trong tử cung.

Phần máu còn lại trong đoạn dây rốn và bánh nhau của mẹ bầu sau khi sinh em bé chính là lượng máu được mang đi lưu trữ. Máu cuống rốn có rất nhiều tế bào gốc, trong đó, chủ yếu là tế bào gốc tạo máu có nhiệm vụ bổ sung máu và tái tạo hệ miễn dịch.

Trước đây, dây rốn và bánh nhau đã từng được coi là một loại rác thải y tế cần loại bỏ. Tuy nhiên, sự phát triển của nền y tế đã cho ra đời của nhiều phương pháp điều trị mới. Trong đó, máu dây có tác dụng phục vụ điều trị cho chính người sở hữu dây rốn đó hoặc những thành viên khác trong gia đình khi có các vấn đề sức khỏe. Bởi vậy, máu cuống rốn ngày càng được các cơ sở y tế khuyến nghị nên thu thập, xử lý và lưu trữ.

Tác dụng của tế bào máu cuống rốn

Tế bào gốc máu dây rốn được lưu trữ có thể là công cụ hỗ trợ đắc lực trong trường hợp cần chữa bệnh trong tương lai. Sử dụng tế bào máu cuống rốn chính là điều trị bằng tế bào gốc của chính mình. Như vậy trẻ sẽ không phải dùng đến các loại thuốc ức chế miễn dịch khi duy trì tế bào ghép.

Bên cạnh đó, nếu như không may một thành viên trong gia đình mắc bệnh và cần tế bào gốc để điều trị thì tỷ lệ phù hợp giữa người bị bệnh và mẫu tế bào được lưu trữ sẽ cao hơn so với mẫu tế bào lấy của người không cùng huyết thống. Cơ thể cúng ta có 3 nguồn tế bào gốc đó là tủy xương, máu ngoại vi và máu cuống rốn. Nhưng tế bào gốc tủy xương và máu ngoại vi khá phức tạp, giá thành cao và không thể ghép được trên người khác gen. Bởi vậy, máu dây rốn là nguồn tế bào gốc được ưu tiên nhất.

Lý do nên lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn

  • Lưu trữ máu dây rốn như một biện pháp đảm bảo sức khỏe cho trẻ và cả cả gia đình trong tương lai.
  • Tế bào máu gốc dây rốn có khả năng biến đổi linh hoạt: tế bào bạch cầu có chức năng miễn dịch, tế bào hồng cầu mang oxy cho cơ thể, tế bào tiểu cầu giúp đông máu.
  • Giúp điều trị ung thư.
  • Hỗ trợ điều trị thiếu máu.
  • Thay thế tủy xương.
  • Có khả năng sửa chữa sai lầm do các rối loạn do di truyền.
  • Máu cuống rốn có chứa tế bào gốc tạo máu, sản sinh ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Bởi vậy, nó có khả năng điều trị bệnh bạch cầu, các bệnh thuộc về chức năng miễn dịch, bệnh di truyền bẩm sinh của hệ thống tạo máu: Hội chứng loạn sinh tủy, suy giảm miễn dịch, thiếu máu, suy tủy, thiếu máu do hồng cầu liềm.
  • Điều trị các bệnh lý thiếu máu và bệnh lý ác tính của cơ quan tạo máu như thiếu máu bất sản, thiếu máu hồng cầu liềm, ung thư máu…
  • Bên cạnh đó, tế bào gốc máu cuống rốn còn được nghiên cứu ứng dụng điều trị bỏng, tiểu đường, teo cơ, liệt tủy, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, Alzheimer, Parkinson.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?