1. Màu máu kinh nguyệt thế nào là bình thường?
Máu kinh nguyệt chảy qua lỗ nhỏ ở tử cung và đi ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Mặc dù được chảy ra từ âm đạo nhưng máu kinh nguyệt được hình thành từ tử cung, đi qua âm đạo để ra khỏi cơ thể.
Thông thường màu kinh có màu đỏ tươi hoặc đỏ sáng hoặc màu nâu sẫm. Đôi khi, vào đầu hoặc cuối chu kỳ kinh nguyệt, máu kinh nguyệt có thể đổi màu. Điều này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe cần được điều trị phù hợp.
2. Tại sao máu kinh nguyệt đổi màu?
Hầu hết phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt từ 12 – 13 tuổi. Một chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 21 – 35 ngày với số ngày chảy máu từ 2 – 7 ngày.
Máu kinh nguyệt có nguồn gốc từ sự bong ra bình thường của niêm mạc tử cung trong thời kỳ kinh nguyệt và là dấu hiệu của chu kỳ rụng trứng bình thường. Thành phần chính của máu kinh bao gồm:
- Máu là thành phần chính của kinh nguyệt. Khi nội mạc tử cung bị phá vỡ, các mạch máu nhỏ dẫn máu đến nội mạc tử cung bị lộ ra dẫn đến chảy máu.
- Nội mạc tử cung là một phần bình thường của kinh nguyệt. Nội mạc tử cung chủ yếu là các tế bào và không phải là máu. Nội mạc tử cung có thể được nhìn thấy như những mô hoặc cục máu đông bên trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Trứng không được thụ tinh là thành phần không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trứng là khối lượng không đáng kể so với máu và nội mạc tử cung.
3. Những màu sắc của kinh nguyệt
- Màu hồng nhạt: Kinh nguyệt có màu hồng nhạt là màu sắc biểu thị nồng độ estrogen ở mức thấp. Khi chơi thể thao quá mức và đặc biệt chạy bộ sẽ là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nồng độ estrogen bị giảm xuống. Hiện tại sẽ không có gì đáng lo ngại khi thấy kinh nguyệt có màu hồng nhạt. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra trong thời gian dài sẽ làm gia tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.
- Màu trong như nước: Kinh nguyệt hầu như không có màu như màu đỏ thông thường, gần giống nước hay có màu hồng rất nhạt, thậm chí trong như nước. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu chất dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn đó là dấu hiệu của bệnh ung thư ống dẫn trứng.
Đây là một căn bệnh nguy hiểm cùng với sự xuất hiện và phát triển của khối ung thư bên trong các ống kết nối với tử cung và buồng trứng. Tuy nhiên bệnh ung thư ống dẫn trứng rất hiếm gặp chỉ chiếm khoảng 1-2% trong tất cả các loại ung thư phụ khoa. Nếu kinh nguyệt trong như nước, nguyên nhân do thiếu dưỡng chất thì hãy bổ sung thực phẩm cần thiết trong bữa ăn hằng ngày, sao cho bữa ăn có đầy đủ 4 nhóm chất bao gồm: Chất xơ, vitamin, dầu mỡ và khoáng chất.
- Màu nâu đậm hoặc đỏ đậm: Khi kinh nguyệt có màu nâu đậm là do một ít lượng máu kinh nguyệt từ tháng trước vẫn còn sót lại bên trong tử cung. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên và không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.
- Vón cục kèm máu đông: Lượng máu kinh bị vón cục, dẻo và kèm theo các cục máu đỏ đậm là do nồng độ progesterone thấp và estrogen cao gây nên. Tình trạng này không có gì lo lắng nếu cục máu đông xuất hiện ít với một lượng vừa phải. Tuy nhiên, nếu cục máu đông có kích thước lớn và lượng cục máu đông ra nhiều thì cơ thể đang bị mất cân bằng nội tiết tố hoặc mắc bệnh u xơ tử cung. Cần theo dõi hiện tượng này khoảng vài tháng, nếu tình trạng vẫn không được cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
- Màu xám và đỏ lẫn lộn: Nếu xuất hiện kinh nguyệt có màu hỗn hợp này có thể là do dấu hiệu đang mang thai, hoặc có thai mà ra máu bất thường với màu sắc như trên là dấu hiệu nguy cơ bị sảy thai sớm. Có khoảng 10%-20% phụ nữ biết mình đang mang thai và bị sẩy thai trong 10 tuần đầu. Nếu không có thai, mà xuất hiệu kinh nguyệt có màu xám đỏ lẫn lộn thì đó là tín hiệu bị nhiễm STD/STI (nhiễm trùng qua đường tình dục).
- Màu đỏ tươi: Màu máu đỏ như dâu tây trong thời kỳ kinh nguyệt được xem là cơ thể khỏe mạnh. Điều đó có nghĩa là lớp niêm mạc được rơi ra và máu chảy qua hệ thống sinh dục nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng đừng nên chủ quan và cần chú ý quan sát kinh nguyệt của mình hàng tháng.
- Màu cam: Kinh nguyệt có màu cam là dấu hiệu đang bị nhiễm trùng. Nếu kinh nguyệt màu cam và kèm theo mùi hôi cùng với những cơn đau nghiêm trọng ở bụng thì rất có thể đang bị STD/STI (nhiễm trùng qua đường tình dục).
Màu sắc kinh nguyệt có thể báo hiệu những biến đổi bên trong cơ thể. Hãy chú ý đến màu sắc kinh nguyệt để có thể nhận biết sớm những bệnh có liên quan. Nếu cần thiết hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn tốt hơn.
Nguồn : bau.vn