Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?

Trên thực tế có rất nhiều mẹ bầu bị thiếu hụt canxi khi mang thai. Canxi là khoáng chất cần thiết cho cơ thể và đòi hỏi số lượng cao so với các dưỡng chất thông thường. Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi là một câu hỏi thường gặp. Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Lý do mẹ bầu cần bổ sung canxi trong thai kỳ

Với các mẹ bầu, canxi có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể. Nó giúp thai nhi phát triển, hình thành xương và răng. Ở giai đoạn đầu, lượng canxi rơi vào khoảng 800mg/ngày, dần dần tăng lên 1000mg rồi đến 1500mg ở 3 tháng cuối. Thậm chí khi nuôi con bú bằng sữa mẹ, lượng canxi này vẫn cần được duy trì.

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ phân giải canxi có trong xương, phóng thích vào máu. Điều này giúp đáp ứng nhu cầu canxi tăng cao của cả mẹ và con. Tuy nhiên lượng canxi này không bao giờ là đủ. Chính vì thế mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm có chứa canxi cho cơ thể.

Nếu không được cung cấp canxi, thai nhi sẽ dễ bị chậm phát triển, còi xương bẩm sinh, suy dinh dưỡng, khò khè và thậm chí là xương dị dạng. Khi nuôi con bằng sữa mẹ nhưng cơ thể mẹ thiếu hụt canxi, trẻ sẽ hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc.

Thiếu hụt canxi sẽ khiến bà bầu: mệt mỏi, mất ngủ, dễ tê chân, mỏi người…Đi kèm với đó là căn bệnh loãng xương khi tiền mãn kinh và mãn kinh.

Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể

Dưới đây là những thực phẩm giàu canxi dành cho mẹ bầu trong thai kỳ:

  • Sữa, các sản phẩm làm từ sữa: Đây là nguồn bổ sung canxi mẹ bầu nên ưu tiên hàng đầu. Ngoài sữa tươi mẹ có thể dùng thêm váng sữa, pho mát, sữa chua…Tuy nhiên cần lưu ý liều lượng nhất định.
  • Chuối: Không chỉ cung cấp canxi, chuối còn giàu kali, chất điện phân giúp tăng cường tập trung trí não. Ngoài ra nó giúp ngăn ngừa thoái hóa xương, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Cam: Cam có rất nhiều canxi, oxy hóa, vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho thai kỳ.
  • Kiwi: Kiwi chứa nhiều canxi, vitamin C, carotin, lutein. Mẹ nên bổ sung kiwi vào trong salad và tráng miệng sau bữa ăn hàng ngày.

  • Rau cải chíp, cải xoăn, bina, súp lơ xanh: Không chỉ sữa và hoa quả, rau xanh cũng có rất nhiều canxi tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó nó còn có vitamin A,C, sắt, kali và folic axit giúp hệ thần kinh và cơ bắp khỏe mạnh. Riêng súp lơ còn có một thành phần chống ung thư hiệu quả.
  • Đậu phụ: Đậu phụ có rất nhiều canxi tốt cho xương, hỗ trợ sức khỏe mẹ bầu. 2 miếng đậu phụ có thể cung cấp đủ canxi cho cơ thể cả ngày.
  • Cua, ghẹ biển: Cua là nguồn canxi, protein và chất béo, vitamin A, C cần thiết cho cơ thể.

Ngoài ra còn một số thực phẩm khác như: lòng đỏ trứng, yến mạch, tôm cua cá đồng, rau cần, rau dền, sữa bột tách bơ,….

Một số lưu ý khi bổ sung canxi cho cơ thể

Canxi không chỉ có trong thực phẩm hàng ngày mà còn có trong các loại thuốc bổ. Khi muốn mua thuốc canxi uống, mẹ bầu cần phải tham khảo liều lượng từ bác sĩ.

Khi bổ sung canxi mẹ cần lưu ý lượng canxi không được vượt quá 2500mg/ngày. Nếu vượt quá liều lượng có thể dẫn đến tăng canxi cho máu. Đồng thời mẹ không nên bổ sung canxi kết hợp ăn socola, cacao hoặc các loại trà. Các thực phẩm này sẽ làm giảm quá trình hấp thu canxi cho cơ thể.

Khi bổ sung canxi mẹ nên tăng cường thêm cả vitamin D và sắt. Tuy nhiên sắt và canxi nên sư dụng cách nhau vài giờ. Nếu bổ sung canxi trong bữa ăn thì sắt sẽ bổ sung vào khoảng giữa các giờ ăn trong ngày.

 

 

Nguồn : bau.vn

  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.