Mẹ bầu nên làm gì khi phát hiện cảm cúm?

Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, virus cúm có thể gây dị tật cho thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai.

Bị cúm khi đang mang bầu là một trong những nỗi lo sợ nhất của các bà bầu. Có rất nhiều trường hợp thương tâm khi mẹ buộc phải bỏ đi thai nhi khi chưa rõ hình hài vì nhiễm cúm dẫn tới dị tật bẩm sinh.

Theo các chuyên gia khoa sản, bị cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ là vô cùng nguy hiểm. Trong 3 tháng đầu, hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm, nhất là khi thời tiết thay đổi, giao mùa, do đó, bà bầu rất dễ bị nhiễm cảm cúm.

Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, virus cúm có thể gây dị tật cho thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai.

Bị cảm cúm trong khi mang thai 3 tháng đầu bao gồm những khả năng sau:

Bị cảm cúm do nhiễm Rubella. Đây là trường hợp nguy hiểm, thai nhi có nguy cơ bị hội chứng Rubella bẩm sinh đến 90%, virus này cũng có khả năng gây dị tật, tổn thương ở mắt và hệ thần kinh cho thai nhi. Với trường hợp này, các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên bỏ thai.

Bị cảm cúm theo mùa, nếu mẹ bầu bị cúm nặng, sốt cao, nhiểm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra thì có khả năng bị sảy thai sớm hoặc thai lưu.

Virus cảm cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thủy tinh thể mắt, hở hàm ếch, hội chứng down…

Nguy hiểm như vậy, tuy nhiên khi đang mang bầu, việc dùng thuốc trị bệnh lại vô cùng nguy hiểm, bởi hầu hết các thuốc đều có thể gây hại cho cả mẹ và con cũng như quá trình mang thai.

Không phải ai cũng hiểu được điều này, thậm chí có những bà bầu dù biết rằng không được dùng thuốc nhưng vẫn tự ý không nghe theo và vẫn uống thuốc với tâm lý “uống ít không ảnh hưởng”, hoặc là có những người lại không biết làm cách nào khi bị cúm.

Câu chuyện đáng buồn của chị H mới đây chia sẻ trên một diễn đàn dành cho các mẹ bầu là bài học mà các chị em bầu cần đặc biệt chú ý. Chị H chia sẻ câu chuyện của mình khi chị đã mất đi đứa con đầu lòng chỉ vì chủ quan, phớt lờ với thời tiết thay đổi những ngày cuối hạ đầu thu.  

Chị H mang bầu ở tháng thứ 8 thì phát hiện mình bị cảm cúm, chị quyết tâm không dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng tới con, vì vậy bệnh ngày càng nặng kèm theo triệu chứng ho. 

Sau 2 tuần, cúm thuyên giảm, chị đi làm xét nghiệm thì bác sĩ kết luận thai nhi có vấn đề. Chị được yêu cầu chọc ối và kết quả, thai nhi bị dị tật hình thái ở mắt và mũi. Đau lòng, nhưng cuối cùng chị H vẫn phải nhắm mắt bỏ đi bào thai máu mủ chưa kịp rõ hình hài.

Chính bởi vậy, đối với bà bầu, bị cảm cúm là nỗi lo sợ lớn nhất, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa, lạnh và liên tục thay đổi.

Mẹ bầu nên làm gì khi phát hiện cảm cúm?

Khi đang mang thai, việc mẹ bầu dùng thuốc để trị bệnh cảm cúm không được khuyến khích bởi việc này có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đa số các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai sớm, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.

Khi phát hiện mình có những triệu chứng của cúm như sốt, đau nhức cơ thể, đau đầu, mệt mỏi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng, hắt hơi, ớn lạnh…điều đầu tiên và quan trọng nhất là cần đi khám bác sĩ. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sỹ mới có những lời khuyên tốt nhất sau khi đã khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng ốm của bạn cũng như tình trạng hoặc khả năng bị ảnh hưởng tới thai nhi để kê đơn thuốc hoặc có những biện pháp cụ thể.

Nguyên tắc thứ hai cũng rất quan trọng là không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.

Các loại thuốc tuyệt đối nên tránh đối với bà bầu

Theo khuyến cáo các bác sĩ, một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:

– Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: Gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.

– Aspirin: Gây chảy máu thai nhi

– Các loại xi-rô chống cúm, cảm lạnh và ho. Trong các xi-rô này thường có tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.

Nguồn : bau.vn