Mẹ đừng chủ quan với bệnh suy giáp trong thai kỳ

Suy giáp trong thai kỳ có thể gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Vì thế, tìm hiểu bệnh lý và cách điều trị suy giáp trong thai kỳ là cực kỳ quan trọng.

Tìm hiểu về bệnh suy giáp trong thai kỳ

Nồng độ hormone tuyến giáp trong máu giảm sẽ gây ra tình trạng suy giáp. Lúc này, chức năng của tuyến giáp bị rối loạn không phóng thích ra đủ hormone tuyến giáp. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như cắt tuyến giáp, xạ trị, sử dụng thuốc, bệnh tuyến yên. Tuy nhiên, theo các bác sĩ bướu cổ và thiếu i-ốt mới là những nguyên nhân chính gây ra bệnh suy giáp.

Bệnh viêm giáp Hashimoto, một loại bệnh tự miễn thường xảy ra với tuyến giáp của thai phụ, là một tình trạng viêm mạn tính tuyến giáp. Trong đó, hệ miễn dịch của bà bầu sẽ tấn công tuyến giáp, khiến hoạt động hormone tuyến giáp bị cản trở và gây viêm.

Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân suy giáp

Suy giáp khi mang thai là một tình trạng thường gặp và có thể bị bỏ qua nếu như các triệu chứng biểu hiện không rõ ràng. Trên thực tế, các biểu hiện của bệnh suy giáp rất hay bị nhầm với trầm cảm.

Dưới đây là những triệu chứng vừa gặp ở bệnh nhân suy giáp thai kỳ:

  • Mặt bị sưng phồng
  • Da căng ra
  • Cơ thể luôn cảm thấy cực kỳ mệt mỏi
  • Mạch chậm
  • Khả năng chịu lạnh kém
  • Tăng cân bất thường
  • Bụng quặn thắt
  • Cảm thấy khó chịu ở vùng bụng
  • Suy giảm khả năng tập trung
  • Nồng độ TST tăng và nồng độ T4 giảm

Ảnh hưởng của suy giáp đối với phụ nữ mang thai

Bệnh suy giáp có thể khiến cho phụ nữ mang thai trở nên kém năng động và luôn cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày. Ảnh hưởng của bệnh của suy giáp đối với phụ nữ mang thai có thể bao gồm:

  • Mẹ bầu bị thiếu máu
  • Nếu bệnh nghiêm trọng có thể gây sảy thai
  • Bệnh khiến thai nhi nhẹ cân
  • Trong một số trường hợp có thể khiến thai chết lưu

Trong trường hợp thai phụ không thể phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến sự phát triển không đầy đủ của não bộ cũng như cả cơ thể thai nhi. Các bác sĩ có thể phụ thuộc vào các triệu chứng cùng với bảng đánh giá nồng độ TST và T4 để chẩn đoán bệnh.

Phương pháp điều trị suy giáp trong thai kỳ

Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng thyroxin, một loại thuốc có tác động giống như hormone T4 để điều trị bệnh suy giáp. Phụ nữ mang thai bị suy giáp cần phải sử dụng i-ốt kèm theo nhằm kéo dài nồng độ thyroxine. Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp.

Viêm giáp sau sinh

Các bác sĩ cho biết, bên cạnh suy giáp thai kỳ cũng có cả những trường hợp viêm giáp xảy ra sau sinh. Nó có thể gây ra cả cường giáp hay suy giáp. Bệnh viêm giáp sau sinh ảnh hưởng hầu hết phụ nữ trong khoảng thời gian 1 năm sau sinh. Viêm giáp có thể khởi đầu với tình trạng cường giáp, sau đó hormone tuyến giáp trở về bình thường và cuối cùng là suy giáp.

Tuy nhiên, phần lớn các nhân viên y tế sẽ bỏ qua tình trạng này. Vì vậy, mẹ cần phải thường xuyên đi khám sức khỏe để có thể kịp thời phát hiện biểu hiện của cả bệnh cường giáp cũng như suy giáp.

Theo thống kê, những phụ nữ bị suy giáp và rối loạn tuyến giáp sau sinh sẽ có khả năng cao bị suy giáp vĩnh viễn và đòi hỏi điều trị suốt đời.

Nguồn : bau.vn