Mẹ nên nắm rõ 8 điều “cấm kỵ” khi cho con ăn rau!

Rau là một phần không thể thiếu trong thực đơn và chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên các bà mẹ cũng nên nắm rõ được những điều cấm kỵ khi cho trẻ ăn rau.

1. Nấu rau quá kỹ

Khi cho con ăn rau không nên nấu quá kỹ. Đặc biệt khi chế biến những loại rau lá xanh không nên nấu quá lâu. Nếu không, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, dễ làm cho ngộ độc thực phẩm cho trẻ em. Đặc biệt, các loại rau đông lạnh càng không nên nấu quá lâu, nếu không sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng.

2. Nấu rau với nồi đồng

Nồi bằng đồng rất dễ lây nhiễm đồng sang thức ăn. Các chuyên gia sức khỏe trẻ em khuyên rằng bạn nên sử dụng dụng cụ bằng nhôm hoặc bằng sắt để nấu đồ ăn cho trẻ, tránh dùng nồi đồng. Đặc biệt, nhiều bà mẹ khi luộc rau cho con, vì muốn rau mềm hơn nên sau khi rau sôi đã không vớt ra, thay vào đó họ để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm. Đây là một phương pháp làm mềm rau phản khoa học, bởi lẽ khi làm như vậy, không những sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của rau mà còn khiến cho rau bị thôi nhiễm đồng.
Nấu rau cho bé bằng nồi đồng – điều “cấm kỵ” khi cho con ăn rau

3. Cho con ăn các loại hạt quá sớm

Có thể trẻ thích ăn các món ăn được chế biến từ các loại hạt đậu, đỗ vì chúng có vẻ rất bắt mắt. Tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng người lớn không nên để trẻ ăn các loại đậu quá sớm vì điều này có thể khiến trẻ bị dị ứng với protein có chứa trong đậu. Nếu vẫn muốn cho bé ăn, mẹ hãy xay nhuyễn hoặc nấu thật mềm cho bé nhé.

4. Chỉ sử dụng nước rau

Đây là sai lầm thường gặp nhất, vì hình như có khá nhiều bà mẹ cho rằng ăn hầm với xương, thịt hay nước luộc và hầm từ rau củ thì con mình sẽ hấp thụ được nhiều chất do các thực phẩm tiết ra. Thực sự không đơn giản như vậy.

Không nên chỉ sử dụng nước rau cho bé

Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, và chất xơ trong rau củ cũng vậy. Muốn con nhận đủ các chất dinh dưỡng, mẹ phải cho bé ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm. Nếu chỉ cho trẻ ăn nước rau thôi thì bé sẽ không nhận được các chất xơ có trong rau.

5. Cho con ăn rau sống

Rau chưa được làm chín có thể chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Nếu muốn cho bé ăn rau thơm, mẹ nên nấu chín để đảm bảo an toàn nhất cho bé. Một số loại rau sống có hương vị khá mạnh mẹ cũng nên thận trọng khi cho bé ăn nhé!

6. Cho trẻ dưới 6 tháng dùng bông cải xanh

Thêm rau vào thực đơn cho con là rất cần thiết. Tuy nhiên sự thiếu hiểu biết về các loại rau đôi lúc sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bé. Bông cải xanh là loại rau có thể gây ra chứng đầy hơi, trong khi đó, dạ dày của trẻ còn rất yếu. Bởi vậy các bác sĩ khuyên rằng người lớn không nên cho rau cải xanh vào chế độ ăn khi trẻ chưa được 1 tuổi.

Không nên cho rau cải xanh vào chế độ ăn khi trẻ chưa được 1 tuổi.

7. Thời gian sơ chế rau không nên cách thời gian nấu quá dài

Như chúng ta đã biết, tất cả các thực phẩm đều giữ được chất dinh dưỡng khi còn tươi ngon. Vì vậy đừng nên sơ chế rau, rửa rau quá sớm mà không sử dụng ngay. Điều này sẽ khiến cho rau mất đi dộ tươi và phần nào mất đi những chất dinh dưỡng có trong rau. Hãy khéo léo chọn rau củ sao cho nấu bữa nào cho con ăn luôn bữa đó.

8. Không cho trẻ ăn quá nhiều cà rốt

Cà rốt rất có lợi cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên việc dùng quá nhiều cà rốt khiến lợi bất cập hại. Bởi khi được nạp vào cơ thể quá nhiều, lượng beta carotene ứ đọng lại gây ra hiện tượng vàng da, chán ăn, sắc mặt và da tay chuyển thành màu cam, tăng lượng lipit trong máu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây cảm giác bồn chồn, mất ngủ.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Bị đầy hơi thì nên uống gì ?

    Đầy hơi, chướng bụng là vấn đề thường gặp sau khi ăn và gây ra những phiền toái có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn. Vậy khi gặp tình trạng này chúng ta nên uống gì nhằm giảm cảm giác khó chịu?
  • Tác dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ quả sung

    Quả sung là loại quả đi liền với cuộc sống người dân. Quả được biết nhiều thông qua các món ăn dân dã. Ngoài ra, quả cón mang đến nhiều công dụng chữa bệnh. Quả sung chữa béo phì, trĩ, thiếu máu, tăng tiết sữa
  • Tiêu thụ quá nhiều đường gây hại như thế nào cho cơ thể ?

    Đường là một loại carbohydrate tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng tiêu thụ đường quá nhiều và thường xuyên có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Ăn chuối có tác dụng gì? Có nên ăn chuối vào bữa sáng không?

    Chuối mang lại những lợi ích sức khỏe đến không ngờ. Tuy nhiên, việc bổ sung chuối tưởng chừng đơn giản nhưng bạn phải ăn đúng cách mới giúp phát huy tối đa hiệu quả của thực phẩm này. Có nên ăn chuối vào buổi sáng không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
  • Những loại trái cây được xem là "thần dược" cho sức khỏe

    Trái cây không chỉ là nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn chứa vô số hợp chất có lợi giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Dưới đây là những loại trái cây được xem là "thần dược" tự nhiên, giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
  • Những lợi ích bất ngờ khi ăn khoai lang mỗi ngày

    Khoai lang là một nguồn ít chất béo chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Đặc biệt giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A, chất xơ và chất chống oxy hóa, khoai lang nên được coi là một bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống của bạn.