Mẹ sau sinh nổi gân tay: Nguyên nhân và cách chữa trị

Tình trạng nổi gân tay (chứng suy giãn tĩnh mạch) trong suốt quá trình mang thai có thể kéo dài đến sau sinh. Một số trường hợp có thể được cải thiện song có trường hợp không hồi phục lại được như ban đầu. Vậy mẹ đã biết các nguyên nhân gây nổi gân tay sau sinh và cách khắc phục chưa?

Tình trạng nổi gân tay sau sinh sẽ cải thiện trong khoảng 3 đến 4 tháng sau sinh nhưng cũng có thể lâu hơn. Tuy nhiên, nếu mẹ có triệu chứng trước khi mang thai, đã mang thai nhiều lần, có tiền sử gia đình bị giãn tĩnh mạch và béo phì thì tình trạng sẽ không giảm đi nhiều. Mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị sau đây nhé.

Nguyên nhân các mẹ nổi gân sau sinh

Phụ nữ sau sinh dễ mắc tình trạng nổi gân tay vì một số nguyên nhân dưới đây:

1. Mẹ sau sinh nổi gân tay do mang thai nhiều lần

Theo quan sát cho thấy khả năng mẹ sau sinh mắc chứng nổi gân tay tăng theo số lần mang thai. Nếu mẹ có triệu chứng nổi gân ở lần mang thai đầu tiên thì có thể sẽ dễ mắc phải tình trạng này trong những lần mang thai tiếp theo.

2. Mẹ sau sinh bị nổi gân tay do di truyền

Nếu gia đình bạn có tiền sử bị nổi gân tay, bạn cũng có thể bị tình trạng này.

3. Nổi gân tay từ lúc mang thai

Nếu các tĩnh mạch bị tổn thương nặng nề trong suốt thai kỳ thì mẹ vẫn có thể sau sinh các mẹ vẫn mắc bệnh nổi gân tay.

Triệu chứng bệnh nổi gân tay ở phụ nữ sau sinh

Dưới đây là những triệu chứng bệnh nổi gân tay ở chị em sau sinh mà bạn nên biết:

  • Xuất hiện các mạch máu màu xanh ở bàn tay, cánh tay
  • Có cảm giác bỏng rát ở tay
  • Bị đau nhức tay
  • Cảm thấy ngứa ở chỗ nổi gân tay sau sinh

Cách điều trị bệnh nổi gân tay ở phụ nữ sau sinh

Bệnh nổi gân tay ở các chị em sau sinh có thể gây cảm giác khó chịu và đau nên mẹ cần chữa trị sớm. Sau đây là một số gợi ý giúp mẹ điều trị triệu chứng.

1. Tập thể dục 

Mẹ nên dành thời gian tập thể dục để cải thiện quá trình lưu thông máu. Điều này giúp giảm tình trạng nổi gân tay sau sinh hiệu quả.

2. Sử dụng phương pháp chích xơ tĩnh mạch

Đây là phương pháp hiệu quả để giảm các triệu chứng của nổi gân tay, chân, nhưng quy trình trị liệu cũng cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng. Chích xơ tĩnh mạch là phương pháp sử dụng một loại dung dịch, tiêm vào các tĩnh mạch đã giãn, giúp giảm bớt cảm giác khó chịu do bệnh gây ra.

3. Mang vớ (tất) tay y khoa

Đây là cách trị liệu phù hợp cho tình trạng nổi gân tay ở các mẹ sau sinh. Đôi vớ dài bó sát có thể giúp máu lưu thông dễ dàng, làm giảm đau cũng như giảm cảm giác khó chịu ở bàn tay.

4. Giảm tình trạng nổi gân tay bằng phương pháp tự nhiên

  • Mật ong là một phương thuốc đáng tin cậy, giúp giảm đau và sưng. Mẹ có thể thoa một lớp mật ong mỏng rồi phủ lớp nilon lên trên để một thời gian rồi rửa sạch.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất với liều lượng cao bằng cách uống nước ép cà rốt, củ cải đường hoặc cải bó xôi giúp giảm tình trạng nổi gân tay sau sinh.
  • Dùng băng gạc có tẩm trà hoa cúc quấn quanh vùng tay hoặc chân bị nổi gân.
  • Thoa hỗn hợp dầu oliu và sáp ong 2 lần mỗi ngày để giảm đau.

Cách ngăn ngừa bệnh nổi gân tay sau sinh

Để ngăn ngừa tình trạng mẹ sau sinh bị nổi gân tay, bạn có thể thực hiện những cách dưới đây:

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn uống lành mạnh
  • Uống nhiều nước
  • Để tay ở vị trí thoải mái khi đánh máy
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
  • Duy trì cân nặng hợp lý

Ở thời gian đầu, bệnh nổi gân tay với các chị em sau sinh không gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng nếu mẹ không điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ nặng hơn và có thể phát sinh nhiều bệnh liên quan khác. Do đó, mẹ có thể kết hợp các phương pháp chữa trị theo chỉ định từ bác sĩ và tại nhà để giảm khó chịu. Nếu mẹ đang cho con bú muốn sử dụng thuốc thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa nhé.

Nguồn : bau.vn