Mẹo nhỏ với mặt nạ trị nám giúp da trắng hồng khi mang bầu

Chăm chỉ đắp mặt nạ nghệ, nước vo gạo, bột yến mạch... sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng xóa mờ vết nám da.

Chứng nám da thường được gọi là ‘mặt nạ của thai kỳ’ do bệnh trạng này hầu hết xảy ra trong thời gian mang thai, tại các vị trí hay gặp phổ biến như hai bên má, trán, cằm, môi trên (hình dạng giống như mặt nạ). Do chứng nám da thường xuất hiện khi phụ nữ mang thai nên nhiều người đã quy rằng việc này là bởi sự gia tăng các kích thích tố nữ (như estrogen, progesterone hay kích thích tố MSH) trong ba tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng chứng nám da không chỉ do quá trình rối loạn tăng sắc tố ở phụ nữ mang thai. Thực tế, ngoài các nguyên nhân gây chứng nám da thường thấy như do mang thai, sử dụng thuốc tránh thai hay liệu pháp thay thế hóc môn, chứng nám da cũng có thể do kích thích bởi gen di truyền, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, một số loại thuốc hay mỹ phẩm và các yếu tố khác.

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể làm cho làn da sẫm màu hơn. Ngoài ra, bức xạ cực tím cũng có thể gây nám da ở những người mẫn cảm với điều kiện ánh sáng vào mùa hè, tuy nhiên có thể được cải thiện nếu tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời và sử dụng kem chống nắng phù hợp.

Đối với làn da nhạy cảm của phụ nữ mang thai, việc sử dụng kem chống nắng phổ rộng mỗi ngày để bảo vệ làn da khỏi các tia UVA và UVB là rất quan trọng. Nếu bạn không chắc chắn về mức độ an toàn của các loại kem này với phụ nữ mang thai thì chỉ cần lưu ý sử dụng loại kem chống nắng vật lý có chứa kẽm ô-xít và/ hoặc ti tan đi-ô-xít. Ngay cả khi đi bộ ra xe, đi lại trên xe buýt, đi tới các cửa hàng tạp hóa hay ngồi gần cửa sổ trong nhà cũng có thể bị ảnh hưởn bởi các tia UVA và UVB, do vậy nếu có thể thì nên sử dụng sản phẩm dưỡng da có chỉ số chống nắng phù hợp.

Để che các vết nám màu nâu, bạn cũng có thể sử dụng phấn hay kem trang điểm bởi bên cạnh chức năng trang điểm, một số loại kem này cũng bao gồm thành phần kem chống nắng. Ngoài ra, viêm da cũng có thể gây ra chứng nám da, do vậy bà bầu hãy nên cẩn thận với bất kỳ tác nhân nào có thể gây viêm nhiễm bao gồm một số loại thực phẩm nhất định, mỹ phẩm với thành phần thô và hóa chất.

Chế độ dinh dưỡng kém và chức năng gan kém cũng có thể là một nhân tố gây ra chứng nám da. Bạn có thể xin lời khuyên của bác sỹ khi chẳng may gặp các biểu hiện của nám da để xác định sớm nguyên nhân. Bác sỹ có thể sẽ kê axit folic và một số thuốc bổ sung khác mà bạn cần. Ngoài ra, bạn nên có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, chống viêm với các thực phẩm giàu thành phần folate (có trong các loại hạt, trái cây, rau xanh và ngũ cốc) và giàu chất chống oxi hóa như vitamin C.

Ngoài ra, xin cung cấp thêm cho mẹ một số phương pháp điệu trị nám da đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà khi mang thai như sau:

1. Nước gạo

Ngâm 2 thìa cà phê nước gạo trắng trong 2 cốc nước để qua đêm. Sử dụng nước gạo này để rửa mặt vào buổi sáng. Rửa sạch lại với nước ấm và để khô.

Rửa mặt bằng nước gạo có thể làm mờ vết nám và sạch da.

2. Nghệ và sữa

Trộn 5 thìa cà phê bột nghệ với 10 thìa cà phê sữa ấm và trộn nhuyễn. Thoa nhẹ hỗn hợp lên vùng da bị nám và để trong 10 – 20 phút cho khô. Rửa sạch lại với nước ấm và để khô.

3. Mặt nạ yến mạch, mật ong

Trộn bột yến mạch với mật ong tạo thành hỗn hợp nhuyễn. Đắp hỗn hợp này lên mặt trong 30 phút sau đó rửa sạch lại với nước ấm.

4. Mặt nạ bột yến mạch, mật ong và sữa

Trộn nhuyễn 2 thìa cà phê bột yến mạch với 2 thìa đầy gồm cả sữa và mật ong, trộn. Đắp hỗn hợp này lên vùng da bị ảnh hưởng trong khoảng ít nhất 20 phút. Sau đó rửa sạch với nước ấm. Thực hiện 2 lần mỗi tuần.

Chứng nám da thông thường biến mất sau khi sinh, tuy nhiên có thể tái diễn trong lần mang thai tiếp theo. Đối với chứng nám kéo dài cần được điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Tuy nhiên, chị em phụ nữ cũng nên đợi sau khi sinh con và kết thúc thời kỳ cho con bú để đảm bảo việc sử dụng thuốc không ảnh hưởng đến em bé.

Nguồn : bau.vn

  • Làm đẹp đúng cách khi mang bầu 3 tháng đầu

    Con khỏe, nhưng mẹ vẫn phải tươi. Những băn khoăn kiểu liệu sauna, massage, nhuộm tóc có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khiến bạn chỉ muốn buông xuôi với vẻ ngoài đang dần xuống cấp của mình. Đừng bỏ cuộc nhanh vậy mẹ bầu nhé!
  • Bầu bí có nên dùng nước hoa?

    Rất nhiều chị em quan tâm đến vấn đề thai phụ có thể trang điểm hay không, có thể dùng nước hoa hay không.
  • Bí kíp làm đẹp cho các mẹ bầu trong giai đoạn mang thai

    Phụ nữ là biểu tượng cho phái đẹp. Chính vì lẽ đó mà họ luôn quan tâm tới nhan sắc của bản thân và làm đẹp chính là nhu cầu không thể thiếu của các chị em ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm. Tuy nhiên sẽ có những khoảng thời gian làm khó khăn quá trình duy trì sắc đẹp của họ, trong đó phải kể tới giai đoạn mang thai. Lúc này, các chị em phải cân đối, chọn lọc các phương pháp làm đẹp để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và không ảnh hưởng đến thai kỳ.
  • Chăm sóc ngực khi mang thai- Điều không phải mẹ nào cũng biết

    Sự thay đổi “chóng mặt” của bầu ngực và nhũ hoa trong thời gian mang thai khiến nhiều mẹ bầu khó chịu, chăm sóc ngực khi mang thai vẫn là nỗi niềm khó nói mà các mẹ không biết chia sẻ cùng ai.
  • Mẹo nhỏ với mặt nạ trị nám giúp da trắng hồng khi mang bầu

    Chăm chỉ đắp mặt nạ nghệ, nước vo gạo, bột yến mạch... sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng xóa mờ vết nám da.
  • Những thành phần chăm sóc da nên tránh khi mang thai

    Khi chăm sóc da và lựa chọn mỹ phẩm, phụ nữ mang thai cần tránh các thành phần có khả năng gây kích ứng và đảm bảo sản phẩm đã được kiểm nghiệm an toàn trên da bà bầu.