Món ăn cho bà bầu bị phù thũng

Phù thũng thường xuất hiện vào tháng thứ 3, thứ 4 và tháng thứ 6, thứ 7 của thai kỳ. Nếu từ tháng thứ 7, 8 trở đi chỉ phù thũng ở chân mà huyết áp và xét nghiệm nước tiểu bình thường thì đó là do chèn ép, khi gần sinh hoặc sau sinh sẽ tự khỏi, không cần dùng thuốc. Theo Đông y, khi có thai mà bị phù thũng nguyên nhân chủ yếu là do tỳ, thận hư và khí trệ. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thai phụ nên ăn uống các món sau để hỗ trợ việc chữa bệnh.

 

Cháo cá chép: cá chép 250-300g, gạo ngon 100g, gia vị. Cá chép mổ bụng bỏ ruột rửa sạch nấu canh. Lấy nước canh cá nấu với gạo đã vo sạch thành cháo, cho gia vị vừa ăn. Ngày ăn 1 bát lúc nóng. Công dụng: chữa phụ nữ mang thai phù thũng, bị động thai.

Cháo cá chép nấu với rễ cây gai: cá chép 300g, rễ cây gai 30g (lá dùng làm bánh gai), gạo nếp 50g. Cá chép mổ bụng bỏ vây, mật, rửa sạch nấu canh. Cho 200ml nước vào rễ cây gai sắc còn 100ml, bỏ bã, lấy nước đổ chung vào canh cá rồi cho gạo đã vo sạch vào nồi, đun nhỏ lửa thành cháo, nêm gia vị vừa ăn. Ăn vào sáng và tối lúc cháo nóng. Ăn 1 đợt 4 – 5 ngày. Công dụng: chữa phụ nữ mang thai phù thũng, động thai, thai lậu chảy máu

                            Vịt hầm hạt khiếm thảo bổ thận, khỏe tỳ lợi thủy, tốt cho phụ nữ có thai bị phù thũng do tỳ vị hư.

Cháo ngô, đậu cô ve và táo: ngô 50g, đậu cô ve 30g, táo to 30g. Tất cả rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo ăn mỗi ngày 1 lần. Công dụng: khỏe tỳ ích khí, chữa có thai phù thũng do tỳ hư.

Canh mạch nha với đậu đỏ hạt nhỏ: mạch nha 250g, đậu đỏ hạt nhỏ 50g. Hai thứ rửa sạch cho vào nồi, nước vừa đủ nấu đến khi đậu nhừ. Ăn ngày 2 lần. Công dụng: ích khí lợi thủy, trị có thai phù thũng do dương hư.

Canh cá chép nấu bí đao: 1 con cá chép 500g làm sạch, bỏ ruột, mang; bí đao 300g; hành trắng 10 củ. Cho các vị vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín, cho dầu, thực vật, gia vị vừa ăn, chia 2 lần trong ngày, ăn thịt uống nước canh, cách 1 ngày ăn 1 lần. Công dụng: khỏe tỳ lợi thủy trừ thấp bổ dưỡng, trị mang thai phù thũng do tỳ thận dương hư.

Dạ dày lợn nấu tỏi: dạ dày lợn 1 cái rửa sạch, tỏi to 30g giã nát, xa tiền tử (hạt mã đề) 30g. Cho tỏi và hạt mã đề vào dạ dày lợn, đổ nước vừa đủ hầm trong 1 giờ, cho gia vị, Ăn thịt, uống nước. Công dụng: bổ khí huyết, ôn tỳ vị, lợi thủy, trị có thai phù thũng do tỳ dương hư.

Vịt hầm tỏi: vịt trắng 1 con làm sạch lông bỏ hết nội tạng, tỏi 100g cho vào bụng vịt, đổ nước vừa đủ hầm chín. Chia ăn nhiều lần. Công dụng: bổ thận khỏe tỳ lợi thủy, tiêu phù thũng do tỳ thận hư.

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?