Một số nguyên nhân gây ra tình trạng ho về đêm mà bạn không nên bỏ qua

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các chấ độc hại hoặc chất kích thích ra khỏi đường hô hấp. Trong đó, tình trạng ho về đêm rất phổ biến và gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây ra ho về đêm là do đâu?

Biết được nguyên nhân ho về đêm sẽ giúp bạn có thể tìm ra hướng điều trị hiệu quả.

Hen suyễn là nguyên nhân gây ra tình trạng ho về đêm

Hen suyễn là một bệnh viêm mãn tính đường thở thường gặp ở trẻ nhỏ. Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh hen suyễn:

  • Tình trạng ho có đờm vào khoảng thời gian ban đêm, gần sáng
  • Người bệnh cảm thấy khó thở, nhịp thở nhanh
  • Đau ngực hoặc nghiêm trọng hơn là cảm thấy như bị bóp nghẹt

Những triệu chứng hen suyễn kể trên có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn trong thời điểm giao mùa. Bên cạnh đó, các triệu chứng cũng có thể trở nặng khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng bao gồm khói bụi, thuốc lá hoặc lông thú cưng.

Ho gà

Đây là bệnh hô hấp nghiêm trọng có thể gặp ở các người lớn, trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Bệnh ho gà lây qua đường hô hấp và có thời gian ủ bệnh khoảng 6-20 ngày.

Bệnh ho gà chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên kéo dài khoảng 1-2 tuần với các biểu hiện như sau:

  • Hắt hơi, sổ mũi
  • Sốt nhẹ
  • Ho nhẹ và dần dần chuyển thành ho từng cơn
  • Thở ngắt quãng. Tuy nhiên biểu hiện nay chỉ xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh

Những triệu chứng kể trên khá tương đồng với cảm lạnh thông thường. Bởi vậy, trong nhiều trường hợp, chỉ khi các triệu chứng dần trở nên nghiêm trọng hơn thì bệnh mới được phát hiện. Cụ thể, các triệu chứng bao gồm:

  • Ho thành từng cơn dữ dội. Đối với trẻ nhỏ, đôi khi cơn ho khiến mặt bé tím tái, đỏ mắt, chảy nước mắt và nổi tĩnh mạch cổ.
  • Sau mỗi cơn ho sẽ kèm tiếng thở rít. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không xảy ra đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Bị mệt mỏi, vã mồ hôi, thở gấp, mạch đập nhanh và thậm chí là có triệu chứng nôn mửa sau cơn ho.
  • Có dấu hiệu loét lưỡi và hàm.
  • Đôi khi các triệu chứng sẽ đi kèm sốt nhẹ.

Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân gây ra tình trạng ho về đêm

Đây là tình trạng viêm trong mũi do các tác nhân dị ứng bao gồm phấn hoa, bụi, nấm mốc hoặc lông thú cưng.

Có một số trường hợp, bệnh nhân viêm mũi dị ứng chỉ phát bệnh theo mùa. Vì dụ như dị ứng phấn hoa thì chỉ xuất hiện biểu hiện bệnh trong vài tháng. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp lại gặp tình trạng này quanh năm.

Phần lớn những người bị viêm mũi dị ứng đều xuất hiện những triệu chứng nhẹ tương tự với cảm cúm bao gồm ho, hắt hơi, sổ mũi nên rất dễ điều trị. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp bệnh nặng sẽ khiến người bệnh ho nhiều về đêm làm ảnh hưởng tới giấc ngủ cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Viêm phế quản mãn tính: Nguyên nhân gây ho về đêm

Đây là tình trạng phế quản bị viêm nhiễm trong thời gian dài, thường gặp ở những người hút thuốc, sống trong môi trường ô nhiễm hoặc thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại.

Những triệu chứng của viêm phế quản mãn tính sẽ rất dai dẳng. Cụ thể:

  • Cảm thấy khó thở và đôi khi thở khò khè
  • Cảm thấy tức ngực
  • Xuất hiện tình trạng ho khạc ra đờm. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào buổi sáng, khi tiếp xúc với các chất kích thích hoặc khi cơ thể bị lạnh
  • Thường xuyên mệt mỏi

Bệnh viêm phế quản mãn tính thường mất nhiều thời gian điều trị và cũng khó trị dứt điểm.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản hay còn có tên gọi khác là GERD là bệnh rất dễ tái phát. Căn bệnh này là nguyên nhân gây ra ho về đêm vì khi người bệnh nằm, axit dễ dàng trào ngược từ dạ dày lên thực quản và họng. Như vậy sẽ kích thích niêm mạc họng và gây ra các cơn ho.

Có thể nhận biết GERD thông qua một số triệu chứng dưới đây:

  • Ợ chua, ợ nóng hoặc ợ lên thức ăn
  • Xuất hiện tình tạng đau họng đi kèm với khàn giọng
  • Buồn nôn
  • Cảm tấy đau tức vùng thượng vị

Nguồn : bau.vn