Nâng ngực có cho con bú được không? Hướng dẫn mẹ cách cho con bú khi nâng ngực

Mang thai và cho con bú là thiên chức cao cả của người phụ nữ. Tuy nhiên khi thẩm mỹ vòng 1, ít nhiều gì cũng tác động vào vùng ngực nên nhiều chị em băn khoăn nâng ngực có cho con bú được không? Vậy liệu làm đẹp và nguyện vọng nuôi con bằng sữa mẹ có mâu thuẫn không? Cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết bên dưới nhé.

Nâng ngực có cho con bú được không?

Vòng 1 có vai trò quan trọng quyết định vẻ đẹp gợi cảm của người phụ nữ. Với những trường hợp vòng 1 khiêm tốn thì phẫu thuật nâng ngực là giải pháp cải thiện nhanh nhất. Nhưng với những bạn trẻ, có ý định tiếp tục sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ thì đây là mối quan tâm lớn.

Trước khi giải đáp vấn đề nâng ngực xong có cho con bú được không, chị em cần hiểu rõ về cấu trúc bầu ngực và vị trí tuyến sữa. Tuyến sữa gồm nhiều ống đơn tập trung về đầu ti. Do đó nếu nâng ngực không ảnh hưởng đến những tuyến ống sữa này thì chị em hoàn toàn có thể an tâm cho con bú sau khi nâng ngực.

Hiện nay, kỹ thuật nâng ngực được khuyến khích sử dụng là nâng ngực nội soi đường nách. Với đường mổ ở nách, bác sĩ sẽ tạo khoang dưới cơ và đưa túi độn vào bên trong mà không xâm lấn, ảnh hưởng đến tuyến sữa. Nhờ đó mà sau nâng ngực chị em vẫn có thể cho con bú bình thường.

Nếu trong trường hợp chị em không có nhu cầu cho con bú sau nâng ngực thì bác sĩ có thể tư vấn làm đường quầng ti hoặc nếp lằn vú. 2 kỹ thuật mổ này sẽ giúp tạo khoang nhanh chóng hơn nhưng ngược lại có ảnh hưởng ít nhiều đến tuyến sữa.

Như vậy, đáp án nâng ngực có cho con bú được không là CÓ với đường mổ tại vị trí nách. Hãy trao đổi với bác sĩ thực hiện về vấn đề này để được tư vấn kỹ hơn nhé.

Sau nâng ngực bao lâu thì nên mang thai?

Mặc dù sau nâng ngực hoàn toàn có thể cho con bú bình thường nhưng chị em cần phải biết lựa chọn thời điểm để mang thai. Các chuyên gia cảnh báo việc mang thai sớm sau khi vừa nâng ngực là cực kỳ nguy hiểm. Bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng tổn hại đến sức khỏe của cả bạn và thai nhi.

Cụ thể, nếu mang thai ngay khi vừa nâng ngực thì sẽ làm gia tăng biến chứng co thắt bao xơ. Ngoài ra, khi ngực chưa ổn định mà mang thai sẽ khiến tuyến sữa hoạt động mạnh hơn và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Bên cạnh đó, sau khi nâng ngực bạn thường được chỉ định một số loại thuốc kháng sinh, nếu chẳng may uống thuốc khi đang mang thai thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Thậm chí có nhiều trường hợp nâng ngực khi đang mang thai dẫn đến tình trạng thương tâm. Nguyên nhân 1 phần là do bệnh viện thẩm mỹ làm ăn tắc trách, không thăm khám sức khỏe đầy đủ cho khách hàng. Bên cạnh đó, trước khi nâng ngực chị em cần phải thử thai kỹ, đồng thời phải có biện pháp tránh thai sau khi nâng ngực.

Hướng dẫn cách cho con bú sau nâng ngực

Đường mổ và kỹ thuật thực hiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề nâng ngực có cho con bú được không. Tuy nhiên chị em cũng cần phải chú ý đến cách cho bé bú để bảo toàn bầu ngực căng đầy, hạn chế tình trạng chảy xệ sau sinh nhé.

Các vấn đề mà bạn cần lưu tâm là chế độ dinh dưỡng khi mang thai, mát xa ngực để sữa nhanh về, cho bé bú cả 2 bên ngực, duy trì mặc áo ngực trong suốt thời gian nuôi con bằng sẽ mẹ… Cụ thể:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Khi có thai, việc bổ sung dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Hầu hết chị em đều mong muốn không tích mỡ quá nhiều trong quá trình có bầu, mà chỉ tập trung dinh dưỡng nuôi thai nhi. Nhất là với những chị em đã từng nâng ngực thì vấn đề này lại càng quan trọng hơn. Bởi nếu vòng 1 bị tích nhiều mỡ thừa thì khả năng bị chảy xệ sau sinh là cực kỳ lớn.

Chính vì vậy trong suốt quá trình mang thai bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia và tìm kiếm những chế độ ăn lành mạnh nhất. Nên ưu tiên những thực phẩm bổ dưỡng cho thai nhi và hạn chế đồ ăn gây tích mỡ.

Cho bé bú đều 2 bên

Thông thường chị em sẽ có xu hướng cho con bú nhiều ở bên ngực tiết nhiều sữa hoặc bên tay thuận. Tuy nhiên đây là thói quen không tốt và có thể ảnh hưởng đến dáng ngực sau này. Cụ thể là tình trạng ngực lệch, 1 bên chảy xệ 1 bên không.

Chính vì vậy, chị em cần lưu ý cho bé bú đều cả 2 bên. Nhờ quá trình ti sữa của bé sẽ kích thích tiết sữa nhiều hơn đấy. Theo các chuyên gia, nên cho bé bú 8 – 10 lần mỗi ngày ở cả 2 bên.

Mát xa ngực để kích thích sữa

Trong thời gian đầu khi mới sinh, tình trạng chưa có sữa là điều không hiếm gặp. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra ở cả người đã nâng ngực hoặc chưa nâng ngực. Do đó bạn không cần phải quá lo lắng nếu gặp tình trạng này.

Thay vào đó hãy chăm chỉ mát xa ngực để kích thích tuyến sữa. Việc này không những giúp bé có đủ sữa bú mà còn hỗ trợ giảm sự căng tức vùng ngực cho mẹ. Ngay cả khi đã có sữa thì bạn cũng nên duy trì thói quen này mỗi ngày để duy trì lượng sữa ổn định cho bé. Bạn có thể tham khảo cách mát xa ngực bên dưới.

Cách 1: Phù hợp với những mẹ bỉm ít thời gian

  • Đầu tiên, chị em xoa 2 bàn tay vào nhau với dầu oliu hoặc dầu dừa cho đến khi lòng bàn tay ấm
  • Tiếp theo áp sát 2 bàn tay vào 2 bên bầu ngực. Sau đó thực hiện massage theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 10 phút.
  • Lặp lại động tác trên đều đặn và duy trì số lần thực hiện trong ngày từ 3 – 4 lần.

Cách 2: Phù hợp với mẹ bỉm có nhiều thời gian

  • Đầu tiên, xoa nhẹ tay lên vùng cổ dưới ngay chỗ mang tai
  • Tiếp theo xoa nhẹ ở phần trên ngực theo chiều từ trong ra ngoài
  • Chuyển xuống massage phần dưới của bầu ngực theo chiều ngược lại
  • Dùng bàn tay nâng ngực rồi hạ xuống nhẹ nhàng khoảng 4 – 5 lần.
  • Áp sát tay trái vào ngực trái, ấn và ray nhẹ bầu ngực sau đó thực hiện tương tự ở bên còn lại
  • Cuối cùng ep nhẹ bầu ngực từ ngoài vào trong, xoa bầu ngực nhẹ nhàng lần cuối

Làm trống ngực thường xuyên

Sau khi cho con bú, chị em cũng nên hút hết sữa thừa ra ngoài. Đây là cách giúp làm tăng lượng sữa trong cơ thể người mẹ. Việc hút sữa cũng làm tăng lượng calo và chất béo có trong sữa. 

Do đó sau khi cho bé ti xong, bạn nên dùng máy hút sữa để hút thêm khoảng 10 – 15 phút là được.

Đảm bảo bé ngậm ti đúng cách

Để bé nhận được đủ lượng sữa cần thiết thì bạn cần đảm bảo bé ngậm ti đúng cách. Cần chú ý xem bé đã ngậm trọn núm vú của mẹ chưa, miệng bé phải mở rộng khi đang bú, bé ngậm vú đủ sâu để nướu và lưỡi bao phủ quầng vú mẹ. Ngoài ra tư thế nằm phải thoải mái.

Ngoài ra, khi trẻ không ăn nữa hoặc đã hết sữa thì dừng lại, không để trẻ tiếp tục nhay hoặc kéo ngực gây chảy xệ.

Duy trì mặc áo ngực trong thời gian cho con bú

Nhiều chị em đều quen thả rông trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ để bầu ngực được giải phóng và thoải mái nhất. Tuy nhiên thói quen này lại chính là nguyên nhân khiến cho vòng 1 bị xuống cấp.

Hãy mặc áo lót mỏng, loại không gọng để cố định bầu ngực. Thói quen này sẽ giúp bầu ngực để bảo vệ hoàn toàn, tránh xô lệch và tránh được chảy xệ về sau.

Nên sử dụng gối kê khi cho bé bú

Để bé có thể ti sữa tốt nhất thì chị em cần nâng cao tay để miệng bé tiếp xúc với đầu ngực. Tuy nhiên nếu giữ tư thế này sẽ rất mỏi. Nhiều mẹ thường hạ xuống chạm đùi, điều này tại tác động đến lưng và khiến cho bầu ngực có xu hướng chảy xệ. Chính vì vậy để bảo vệ vòng 1 sau nâng thì chị em nên sử dụng gối kê tay khi cho bé bú. Điều này vừa giúp mẹ thoải mái lại vừa hỗ trợ bảo toán dáng ngực.

Vấn đề nâng ngực có cho con bú được không đã được làm sáng tỏ trong nội dung bài viết bên trên. Hy vọng sẽ giúp chị em tự tin làm đẹp mà không ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra, hãy học ngay các mẹo chăm sóc vòng 1 để tránh chảy xệ khi cho con bú bên trên nhé.

Nguồn : bau.vn