Nhiều người sợ vị đắng của khổ qua nhưng không biết rằng chúng là vị thuốc rất tốt để chữa bệnh, trị rôm sảy cho trẻ nhỏ, làm đẹp cho chị em phụ nữ.
Các nhà nghiên cứu cho rằng trong mướp đắng có nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như protein, lipit, cacbon, canxi, magie và sắt… Còn theo Đông y, mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, có tinh chất lợi cho làn da.
1. Khổ qua chữa viêm họng
Mướp đắng có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc dùng để phòng hoặc chữa các bệnh như viêm họng, chữa ho, cảm cúm… Đây là bài thuốc dân gian được lưu truyền và nhiều người tin dùng.
Cách 1: Trị viêm họng bằng cách ăn trực tiếp
Bạn có thể sử dụng vài lát khổ qua tươi, ăn trực tiếp, chắt lấy nước nuốt từ từ và nhả bã. Ngoài ra, có thể ép thành nước cho dễ uống hơn. Sau đó, dùng hạt và bã chà quanh cổ họng, cách này có tác dụng sau 15 phút thực hiện.
Cách 2: Hãm thành trà
Thái mướp đắng thành từng lát mỏng, đem phơi khô ngoài trời nắng hoặc sấy bằng nhiệt. Sau đó bảo quản khô ráo và hãm thành trà để uống.
Cách 3: Chế biến thành các món ăn
Rất nhiều món được chế biến từ mướp đắng như xào với trứng, nấu canh mướp đắng nhồi thịt, hầm với các loại thịt gia cầm… Cách này sẽ làm bạn thấy dễ ăn hơn, đồng thời cũng làm đa dạng thực đơn mỗi ngày.
Lưu ý khi dùng mướp đắng
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng mướp đắng vì gây có thắt tử cung, làm xuất huyết dẫn đến hư thai hoặc sinh non.
Phụ nữ đang cho con bú tránh ăn mướp đắng, vì một số thành phần không tốt được truyền qua sữa mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe em bé.
Người bị huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng.
2. Trị rôm sảy cho trẻ bằng mướp đắng
Rôm sảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ mỗi khi vào hè, thời tiết nắng nóng. Dùng mướp đắng để trị rôm bởi trong mướp có axit kháng viêm và sát trùng. Tình trạng rôm sảy sẽ giảm dần khi cho trẻ tắm nước khổ qua.
Cách làm nước tắm bằng mướp đắng
Bước 1: Ngâm mướp đắng với nước muối loãng 15 phút để làm sạch, tránh mang vi khuẩn làm tình trạng rôm sẩy nặng hơn. Sau đó thái lát, xay nhuyễn, lọc nước và cốt ra riêng.
Bước 2: Lấy khoảng 5 lít nước ấm cho thêm vài hạt muối và khuấy đều cùng nước cốt vừa xay được. Tắm cho trẻ bằng hỗn hợp nước vừa có được, sau đó tắm lại bằng một lượt nước ấm để làm sạch da.
Nếu không có máy xay sinh tố, bạn cắt mướp thành từng lát đun với nước sôi. Sau đó dùng nước cốt hòa cùng nước trắng, một chút muối để cho trẻ tắm. Thực hiện mỗi ngày để thấy hiệu quả.
3. Công thức làm trắng da với khổ qua
Công thức 1: Làm trắng da
Bước 1: Dùng trái khổ qua đã rửa sạch, xay nhuyễn rồi trộn chung với lòng trắng trứng gà, thành hỗn hợp sền sệt.
Bước 2: Rửa sạch mặt, sau đó đắp hỗn hợp vừa có lên mặt trong vòng 15 phút, rửa sạch lại với nước ấm.
Thực hiện tuần 2 lần để thấy làn da trắng sáng lên từng ngày. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước ép mướp đắng bôi trực tiếp lên mặt để lấy lại làn da tươi tắn, mịn màng.
Công thức 2: Xóa mờ đốm nâu
Bước 1: Sử dụng khổ qua, cà chua và vài giọt nước cốt canh, sau đó xay nhuyễn 3 thành phần trên thành hỗn hợp đặc mịn có thể đắp mặt.
Bước 2: Làm sạch da, đắp hỗn hợp vừa có lên trong vòng 15 phút để các tinh chất thẩm thấu. Cuối cùng rửa mặt lại cùng nước ấm để làm dịu da và rửa lại với nước lạnh để se khít lỗ chân lông.
Thực hiện 2 tuần/ lần để có đốm nấu được mờ dần, trả lại làn da đều màu cho bạn.
Lưu ý: Muốn da trắng sáng và bớt đốm nâu bạn cần phải bôi kem chống nắng và bảo vệ làn da dưới các tác nhân gây hại của ánh mặt trời.
Khổ qua có nhiều tác dụng với con người như thanh nhiệt làm giảm tình trạng mụn, góp gần ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ giảm tiểu đường tuýp 2, ngăn ngừa các bệnh tim mạch… Nếu bạn chưa biết đến tác dụng tuyệt vời của khổ qua quả thực là một thiệt thòi lớn với sức khỏe.
Nguồn : bau.vn