Nếu mẹ sinh mổ mắc 3 lỗi này, thời gian phục hồi chậm và nguy cơ tai biến cao

Sau ca phẫu thuật mổ lấy thai, mẹ bỉm sữa cần lưu ý một số điều sau để tránh tai biến, đẩy nhanh quá trình hồi phục sau sinh.

Nếu mẹ sinh mổ mắc những lỗi này sẽ khiến cơ thể chậm phục hồi. Vì vậy mẹ bỉm sữa cần tránh 4 những sai lầm dưới đây để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và bé yêu.

Làm xước vết thương

Sinh mổ đồng nghĩa với chuyện mẹ bỉm sữa có vết thương lớn ở bụng. Lúc này, vết thương lên da non, nhiều khiến mẹ cảm thấy ngứa và muốn gãi. Tuy nhiên, việc gãi, làm trầy xước vết thương sẽ khiến vết thương chậm lành, thậm chí gây nhiễm trùng. Sau khi sinh mổ, bạn cần chú ý giữ vết thương sạch sẽ, khô thoáng. Hãy quan sát, theo dõi vết thương đang lành. Nếu vết thương đột ngột đau, chảy mủ, chảy dịch, bạn cần đi khám kịp thời.

Nằm bất động trên giường

Thông thường, các y bác sỹ khuyến cáo mẹ bỉm sữa nên đứng dậy, tập đi 24 giờ sau ca sinh mổ. Lúc này, thay vì nằm nghỉ trên giường, bạn nên cố gắng đứng dậy tập đi. Sau sinh mổ, đúng là bạn cần nghỉ ngơi nhiều nhưng bạn không nên nằm bất động trên giường trong thời gian dài. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi cơ thể của bạn.

Vì vậy, trong thời gian ở cữ, sản phụ sau sinh mổ vẫn cần ra khỏi giường và vận động hợp lý hàng ngày. Sinh hoạt phù hợp sau sinh giúp ngăn ngừa các biến chứng như thuyên tắc mạch máu và thúc đẩy quá trình hồi phục cơ thể sau sinh. Nhưng lưu ý, trong thời kỳ này, bạn không nên vận động quá sức, nhất là 1-2 tuần sau sinh con. Sau đó, bạn nên tăng cường vận động để giúp cơ thể phục hồi dần dần.

Không ăn trái cây và rau

Ngày nay, vẫn còn một số quan nịêm rằng sản phụ không được ăn trái cây và rau quả trong thời gian ở cữ. Nhiều người cho rằng ăn trái cây, rau quả trong thời kỳ này có thể khiến khiến sản phụ bị suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Rau quả tốt cho sức khoẻ, giúp sản phụ bổ sung dinh dưỡng, đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ thể, ngăn ngừa táo bón.

Sản phụ sinh mổ nên nghỉ ngơi nhiều hơn so với sản phụ sinh thường. Bạn chú ý không nên ngồi nhiều để tránh đau lưng. Bạn nên ăn canh xương, canh cá, thức ăn dễ tiêu để bổ sung sinh dưỡng, có lợi cho việc làm liền vết thương.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Một số mẹo chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh dễ thực hiện tại nhà

    Bệnh trĩ sau sinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như sức khoẻ của người mẹ. Lúc này điều trị nội khoa là phương pháp hữu hiệu nhất đối với mẹ cho con bú.
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.