Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm những loại nào?

Ngũ cốc nguyên hạt chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài và giữ lại 3 thành phần dinh dưỡng của hạt là lớp cám, mầm và nội nhũ.

Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ và các dưỡng chất quan trọng như vitamin B, sắt, vitamin B9, selen, kali và magiê.

Gạo lứt

Trong thành phần của gạo lứt có chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. 100g gạo lứt chứa 1.8 gam chất xơ, trong khi đó 100g gạo trắng chỉ chứa 0.6 gam chất xơ.

Bên cạnh đó, gạo lứt cũng là nguồn cung cấp tinh bột tuyệt vời đối với các bệnh nhân Celiac không dung nạp được gluten.

Kết quả của một cuộc nghiên cứu cho biết, trong thành phần của gạo lứt có chứa lignans, một chất chống oxy hóa có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch bằng cách giảm huyết áp, viêm nhiễm và cholesterol LDL xấu.

Ngũ cốc nguyên hạt: Ngô ngọt

Trong thành phần của ngô có chứa mangan, magie, kẽm, đồng, phốt pho, kali, vitamin B và chất chống oxy hóa. Đồng thời ngô không chứa gluten.

Ngô cũng chứa cả lutein và zeaxanthin. Nghiên cứu có thấy những chất oxy hóa này có khả năng hạn chế những nguyên nhân hàng đầu gây mù như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

Yến mạch nguyên hạt

Yến mạch chứa nhiều itamin, khoáng chất và chất xơ mà lại không có gluten tự nhiên. Bên cạnh đó, yến mạch rất giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là avenanthramide. Đây là một chất chống oxy hóa làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết và giảm huyết áp.

Ngoài ra, yến mạch cũng là nguồn cung cấp beta-glucan dồi dào. Đây là chất xơ hòa tan giúp hỗ trợ tiêu hóa và khiến cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Kết quả của 28 nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn giàu beta-glucan có thể giúp làm giảm nồng độ cholesterol LDL xấu có trong cơ thể.

Lúa mì nguyên cám

Lúa mì nguyên hạt là thành phần chính trong các loại thực phẩm như bánh nướng, mì ống, mì sợi… Tuy nhiên, trước khi có thể sử dụng làm nguyên liệu chế biến, lúa mì phải được nghiền thành bột.

Khác với các loại ngũ cốc nguyên hạt kể trên, lúa mì có chứa gluten. Nhưng đừng quá lo lắng bởi hầu hết mọi người đều có thể dung nạp gluten. Do đó, bạn vẫn có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác của lúa mì như chất chống oxy hóa dồi dào, vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Kiều mạch

Trong thành phần của hạt kiều mạch có chứa nhiều chất dinh dưỡng như mangan, magiê, đồng, phốt pho, sắt, vitamin B và chất xơ. Bên cạnh đó, kiều mạch cũng không chứa gluten nên bạn có thể sử dụng chúng giống như ngũ cốc.

Đặc biệt, vỏ ngũ cốc là nguồn tinh bột hông thể bị tiêu hóa trong ruột non. Do đó, chúng sẽ được vận chuyển toàn vẹn đến ruột già và được lên men tại đây bởi các vi khuẩn, tạo ra acid béo chuỗi ngắn cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột kết để giúp đường ruột trở nên khỏe mạnh hơn.

Ngũ cốc nguyên hạt: Hạt kê

Hạt kê là nguồn cung cấp magiê, mangan, kẽm, kali, sắt, vitamin B và chất xơ dồi dào. Bên cạnh đó, hạt kê cũng không chứa gluten.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ăn hạt kê có thể giúp giảm viêm, giảm chỉ số mỡ máu Triglyceride và kiểm soát lượng đường trong máu.

Hạt diêm mạch – một loại ngũ cốc nguyên hạt

Hạt diêm mạch được coi là một siêu thực phẩm có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, protein, chất béo lành mạnh và chất xơ.

Bên cạnh đó, loại ngũ cốc nguyên hạt này cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa tuyệt vời như quercetin và kaempferol, giúp trung hòa các gốc tự do gây ra các căn bệnh mạn tính như viêm mạn tính, bệnh tim và ung thư.

Nguồn : bau.vn