Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí khi trẻ bị chướng bụng, khó tiêu

Tình trạng chướng bụng, khó tiêu rất hay xảy ra ở trẻ nhỏ. Khiến cho trẻ mệt mỏi, chán ăn làm cha mẹ lo lắng không thôi. Vậy hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin hữu ích về chướng bụng và khó tiêu.

Khó tiêu khiến trẻ không có hứng thú ăn uống trở nên khó chịu và lười ăn. Nhưng đa số cha mẹ lại không nhận biết được dấu hiệu, nguyên nhân của nó như thế nào. Với trẻ nhỏ thì chưa biết cách diễn đạt để người lớn hiểu được vấn đề mà chúng gặp phải. Vậy chướng bụng, khó tiêu là gì?

Chướng bụng, khó tiêu?

Trẻ sơ sinh khi bú thường nuốt phải một lượng khí lớn khi khóc và bú. Điều đó khiến cho bụng trẻ ậm ạch, khó chịu, khiến bụng bé no và không muốn bú.

Đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên khi tiếp nhận thức ăn lâu tiêu hóa được gây nên chướng bụng.

Biểu hiện và nguyên nhân gây chướng bụng, khó tiêu của trẻ.

Biểu hiện đầy hơi, khó tiêu ở bé:

Sau khi cho bé ăn cha mẹ cần chú ý biểu hiện của bé để biết trẻ có khó chịu hay không. Nếu để tình trạng đầy hơi, khó tiêu diễn ra lâu trẻ sẽ chán gây ra thiếu hụt dinh dưỡng, còi xương. Dưới đây là một số biểu hiện cha mẹ cần chú ý:

  • Bụng trẻ vẫn căng tròn, đầy khí sau khi ăn từ 1-2 giờ (nếu vỗ nhẹ sẽ có tiếng như tiếng trống)
  • Trẻ nhỏ cáu gắt, quấy khóc nhiều hơn
  • Bé chán ăn hoặc bỏ ăn
  • Đi vệ sinh phân lỏng hoặc sền sệt, có khi bị táo bón
  • Trẻ xì hơi nhiều lần hoặc không xì như bình thường

Nguyên nhân của tình trạng này:

Do thói quen ăn uống: Trẻ nhỏ ăn uống linh tinh, không khoa học. Còn về ttrẻ sơ sinh thì có thể do người mẹ ăn uống không đúng cách.

Bị rối loạn tiêu hóa: Khi bé bị tiêu chảy, táo bón, bé dễ bị chướng bụng, ợ hơi, dễ nôn ói.

Bất dung nạp đường lactose: Xảy ra khi cơ thể trẻ không tiết hoặc tiết không đủ lượng men lactase để tiêu hóa lactose, chủ yếu là sữa.

Giardia: là một loại ký sinh trùng đường ruột và thường lây nhiễm từ bé này đến bé khác trong các nhà trẻ có điều kiện vệ sinh kém. Ký sinh trùng này khiến bé bị chướng bụng, tiêu chảy, đau dạ dày và buồn nôn.

Cách phòng tránh và xử lý.

Biện pháp phòng tránh:

  • Cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
  • Nếu sữa tiết ra quá nhiều, mẹ có thể vắt ra ly rồi đút bằng muỗng cho bé
  • Khi bú bình nên cho bé uống từ từ, canh giảm số lượng sữa vừa đủ
  • Dùng loại sữa bổ sung Probiotic trong trường hợp cần thiết
  • Cần có thời gian nghỉ giữa các bữa ăn, tránh cho ăn liên tục
  • Giảm bớt số lượng đạm, bột đường trong khẩu phần ăn dặm

Cách xử lý chướng bụng, khó tiêu:

  • Massage bụng cho bé
  • Chườm nóng bụng cho trẻ
  • Giúp trẻ xì hơi được
  • Bổ sung men vi sinh
  • Khiến cho trẻ ợ hơi

Tuy nhiên, nếu cha mẹ thấy trẻ có bị sốt, đau bụng hoặc phát ban kèm theo chướng bụng, khó tiêu nên cho trẻ thăm khám bác sĩ.

Nguồn : bau.vn