Nguyên nhân và cách cải thiện khi trẻ sơ sinh lạnh chân

Những người lần đầu làm phụ huynh thường thấy lo lắng với hiện tượng trẻ sơ sinh lạnh chân. Vậy khi gặp tình trạng này bạn cần làm gì để cải thiện? Cùng đọc bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!

Trẻ sơ sinh lạnh chân khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì nhiệt độ bàn chân ảnh hưởng đến thân nhiệt cơ thể. Đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn vấn đề này nhé!

1. Trẻ sơ sinh lạnh chân là do đâu?

Khi nhận ra bàn chân của con lạnh, bạn hãy bình tĩnh vì bàn chân lạnh là tình trạng chung nhưng cũng khá đặc biệt. Trẻ sơ sinh chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt cơ thể, đó chính là nguyên nhân khiến bàn chân lạnh. Vì thế, mẹ hãy giúp con điều chỉnh và thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ.

Đối với trẻ sơ sinh, một số chức năng của bé chưa hoàn thiện, khi mới sinh hệ thống tuần hoàn của bé vẫn đang học cách cung cấp máu cho toàn cơ thể. Các cơ quan được ưu tiên là tim, phổi, hệ tiêu hóa và tiết niệu, do đó lượng máu được điều hướng đến các cơ quan ít quan trọng hơn như bàn chân sẽ ít hơn. Do đó, bàn chân trẻ thường lạnh hơn mặc dù ở trên đã mặc rất ấm.

Lúc này, bạn hãy cố gắng mặc đồ giữ ấm cơ thể cho bé bằng cách đi tất chân, đóng cửa sổ nếu có gió, mặc thêm cho bé lớp áo khoác. Tuy nhiên, không nên mặc quá dày để tránh tình trạng bé quá nóng mà mẹ không biết.

2. Cách mặc đồ cho trẻ sơ sinh lạnh chân

Bàn chân của trẻ lạnh không có nghĩa là bạn phải ủ, bọc quá nhiều trong các loại khăn, mũ, giày. Hãy thực hiện nguyên tắc ngón tay cái: mặc đồ cho bé nhiều hơn 1 lớp so với đồ bạn đang mặc và kiểm tra xem bé đủ ấm hay không bằng cách chạm vào thân mình của bé. Nếu thân bé đủ ấm sẽ có biểu hiện da dẻ hồng hào, người thoải mái, còn nếu bé lạnh thì da môi và da người sẽ tím tái bạn cần mặc thêm áo. Bạn cũng nên giữ ấm đầu cho bé bằng mũ sơ sinh vì đây là khu vực dễ bị mất nhiệt.

Khi chân bé quá lạnh, bạn có thể làm ấm bàn tay mình bằng cách xoa hai lòng bàn tay vào nhau hoặc sử dụng chút tinh dầu an toàn cho bé để massage chân. Việc massage lòng bàn chân vừa giúp khí huyết lưu thông, vừa khiến bé dễ chịu, từ đó bé dễ ngủ hơn. Ngoài ra, mẹ nên cho bé tắm nắng thường xuyên để hấp thụ vitamin D tốt hơn cho sức khỏe, cải thiện tình trạng lạnh chân tay.

3. Khi nào trẻ lạnh chân bạn cần lo lắng?

Đôi khi, chân lạnh cũng có thể là  dấu hiệu nào đó đang diễn ra trong cơ thể bé như bệnh viêm màng não. Dấu hiệu liên quan đến bệnh thường không xuất hiện một mình mà đi kèm với các biểu hiện khác nữa do đó cha mẹ đặc biệt chú ý. Nếu bé bị lạnh chân kèm theo các triệu chứng sốt cao, thóp bị sưng phồng, khó chịu, khó thở, đổ mồ hôi, nôn mửa, bỏ bú… thì bạn cần phải đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Bởi, khi đó lạnh chân không còn là hiện tượng bình thường, mà đó là biểu hiện của một tình trạng bệnh.

Đây là tình trạng bình thường do máu tươi không vận chuyển đến các bộ phận khác. Do đó, mẹ không cần quá lo lắng và sốt sắng khi thấy trẻ sơ sinh bị lạnh chân hoặc lạnh tay.

 

Nguồn : bau.vn