Nguyên nhân và dấu hiệu của viêm đường tiết niệu khi mang thai

Ở đối tượng phụ nữ mang thai lúc này sức đề kháng suy giảm, cộng thêm thai phát triển kích thước lớn dần gây chèn ép lên vùng tiết niệu có thể dẫn đến viêm. Bởi vậy, bệnh viêm đường tiết niệu là hiện tượng phổ biến rất dễ xảy ra ở các mẹ bầu.

1. Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai

Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn E.coli, khi bị đào thải ra ngoài qua phân chúng là nguyên nhân gây bệnh chính của các cơ quan khác gần hậu môn bao gồm đường tiết niệuâm đạo.

Khi mang thai do khối lượng cơ tử cung tăng lên chèn ép vào đường tiết niệu gây chèn ép, ứ đọng nước tiểu. Nước tiểu có xu hướng bị trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Thói quen uống ít nước gây cô đặc nước tiểu, nước tiểu ứ đọng và trào ngược dễ gây viêm đường tiết niệu.

Ngoài ra, vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo gây viêm niệu đạo nếu không được điều trị sẽ có thể xâm nhập vào bàng quang gây viêm bàng quang và qua đường niệu quản gây viêm thận bể thận.

Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn E.coli, khi bị đào thải ra ngoài qua phân chúng là nguyên nhân gây bệnh chính của các cơ quan khác gần hậu môn bao gồm đường tiết niệu và âm đạo.

2. Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Đối với viêm niệu đạo và viêm bàng quang sẽ có các triệu chứng sau

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó – đôi khi phải rặn
  • Nước tiểu có thể thấy đục, có lẫn máu
  • Người bệnh mệt mỏi, có thể sốt nhẹ hoặc thường không sốt
  • Xét nghiệm nước tiểu thấy dấu hiệu nhiễm khuẩn bạch cầu dương tính, nitrite dương tính), có thể thấy hồng cầu niệu.

Trường hợp viêm thận bể thận: Khi viêm niệu đạo và viêm bàng quang không được điều trị dẫn đến biến chứng viêm thận bể thận cấp với các biểu hiện

  • Sốt cao (39 – 40 độ C), rét run, mạch nhanh
  • Tiểu buốt, tiểu khó
  • Nước tiểu đục, có khi có lẫn máu
  • Đau vùng thắt lưng là triệu chứng hay gặp, đau có khi âm ỉ, cũng có khi đau dữ dội từng cơn, xuyên xuống hố chậu và xuống bộ phận sinh dục
  • Buồn nôn hay nôn, mệt mỏi chán ăn
  • Bệnh cảnh thường xuất hiện trên những người có sỏi đường tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu
  • Xét nghiệm nước tiểu thấy dấu hiệu nhiễm khuẩn (bạch cầu dương tính, nitrite dương tính), có thể thấy hồng cầu trong nước tiểu
  • Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây sốc nhiễm khuẩn, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy thận cấp… ảnh hưởng tới mẹ và bé, nguy cơ sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, trẻ đẻ ra nhẹ cân…

Buồn nôn hay nôn, mệt mỏi chán ăn là triệu chứng của viêm đường tiết niệu

3. Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Phương thức điều trị đối với phụ nữ khi mang thai bị viêm niệu đạo và viêm bàng quang

  • Bệnh nhân được điều trị ngoại trú sử dụng kháng sinh kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống
  • Kháng sinh được lựa chọn là nhóm beta-lactam, có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai không ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Ăn tăng cường các loại rau, quả chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước.

Điều trị trường hợp viêm thận bể thận cấp

  • Là bệnh cấp tính nên người bệnh được điều trị tích cực tại bệnh viện
  • Sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ hoặc khi chưa có kết quả kháng sinh đồ điều trị kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm của bác sĩ
  • Đánh giá theo dõi tình trạng mạch, nhiệt độ, huyết áp
  • Trường hợp người bệnh có sỏi hay dị dạng đường tiết niệu, sản phụ được đặt tạm thời dẫn lưu nước tiểu qua sonde.

4. Cách phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu

Chủ động phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai bằng các phương pháp sau

  • Xét nghiệm kiểm tra nước tiểu định kỳ khoảng 3 tháng 1 lần.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước
  • Không nên nhịn tiểu khi muốn đi tiểu, đi tiểu ngay sau khi giao hợp
  • Khi đi đại tiện hay đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau, tránh nhiễm khuẩn từ hậu môn ngược lên
  • Vệ sinh bằng nước sạch hàng ngày từ trước ra sau
  • Điều trị triệt để viêm âm hộ âm đạo, viêm cổ tử cung tránh lây sang đường tiết niệu.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng