Nhiều chị em thắc mắc: Đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá?

Theo quan niệm xưa, phụ nữ sau sinh mổ hay sinh thường đều phải kiêng ăn cá đến 3 tháng để tránh bị đau bụng, tiêu chảy, mất sữa. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khẳng định quan điểm này là không khoa học. Vậy phụ nữ đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá?

Cá là nguồn thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho phụ nữ sau sinh và trẻ em bởi chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin D, omega-3 và vitamin B3 (niacin). Nếu bạn đang băn khoăn đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá và những lưu ý khi ăn cá sau sinh thì hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá?

Theo các chuyên gia, những ngày đầu sau sinh mổ, việc kiêng khem các thực phẩm khó tiêu, đồ tanh trong chế độ ăn uống là rất cần thiết cho các sản phụ. Phụ nữ sau sinh ăn cá lúc này sẽ làm ức chế quá trình đông máu và khiến vết thương lâu lành hơn. Đôi khi, mẹ còn gặp hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu.

Vậy sau sinh mổ sau bao lâu thì được ăn cá? Sau sinh mổ nên ăn cá gì? Dưới đây là những lời khuyên mà bác sĩ đã khuyến cáo:

Trong tháng đầu: Mẹ không nên ăn cá và đồ tanh bởi đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổđược lành lặn.

Tháng thứ 2 và 3: Mẹ có thể bắt đầu ăn cá nhưng với số lượng ít và chỉ 1-2 lần/tuần.

Sau 3 tháng: Lúc này vết mổ của mẹ đã lành lặn, cơ thể đã hồi phục một mức nhất định nên mẹ có thể ăn được cá. Tuy vậy, mẹ vẫn nên chọn loại cá thích hợp và không ăn cá quá nhiều. Bạn hãy sắp xếp thực đơn với món cá rải rác trong ngày để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.

Lưu ý khi ăn cá sau sinh mổ

Khi đã biết đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá, bạn cũng nên biết cách xây dựng một thực đơn cá phù hợp bởi không phải loại cá nào cũng tốt và giàu dinh dưỡng. Vậy sau sinh mổ thì mẹ cần ăn cá như thế nào? Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần biết:

Tuyệt đối không ăn cá sống: Bởi lúc này, cá vẫn còn khá nhiều ký sinh trùng dễ gây nguy hiểm đến sức khỏe cả mẹ và bé. Bạn nấu chín cá là cách đơn giản nhất giúp loại bỏ những mầm bệnh có thể gây ra bởi cá sống.

Chọn cá có hàm lượng thủy ngân thấp: Mẹ nên chọn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp hoặc không có trong bữa ăn của mình như cá hồi. Đây là loại cá vừa giàu omega-3 lại có hàm lượng thủy ngân thấp hơn các loại cá khác như cá thu, cá ngừ, cá kiếm…

Tránh ăn cá nếu bị dị ứng: Nếu mẹ có tiền sử bị dị ứng cá thì cần tránh không sử dụng trong giai đoạn nhạy cảm này.

Chọn nguồn cung cấp cá tươi, rõ nguồn gốc xuất xứ: Những cá đã ươn và ôi, mẹ không nên ăn bởi chúng có chứa chất histamin có thể gây ngộ độc, tệ hơn là tử vong.

Không cho quá nhiều muối vào cá biển: Nếu mẹ chọn cá biển thì không cần phải cho thêm quá nhiều muối bởi hàm lượng i-ốt trong cá đã khá nhiều rồi.

Cá phù hợp cho mẹ sau sinh mổ: Những loại cá tốt cho sức khỏe của chị em sau sinh mổ là cá chích, cá hồi, cá thu, cá chép,… Tuy nhiên, chị em cần cân đối và lựa chọn các loại cá phù hợp cho bản thân.

Mẹ cũng đừng quên làm phong phú thực đơn của mình bằng cách thêm các nguồn thực phẩm bổ dưỡng khác như trứng, thịt gà, sữa, rau xanh để cơ thể hồi phục nhanh chóng và bé phát triển tốt. Song song đó, bạn cũng cần lưu ý hạn chế ăn hải sản, rau muống, gạo nếp… Những thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng khiến cho vết mổ lâu lành hơn.

Qua đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề “đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá”. Cá có thể cung cấp cho phụ nữ sau sinh nguồn omega-3 dồi dào và chất này sẽ theo sữa mẹ truyền sang cho bé trong lúc bú. Tác dụng của omega-3 sẽ giúp trí não và thị lực của bé yêu phát triển khỏe mạnh đấy. Vì thế, mẹ hãy ăn cá đúng cách để có đủ dinh dưỡng nuôi con yêu tốt nhất nhé.

Nguồn : bau.vn

  • Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan chính. Chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • 7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.