Những bệnh truyền nhiểm cực kì nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nên lưu ý

Dưới đây là những bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nhất định phải lưu ý để phòng tránh và xử lý kịp thời:

Bạch hầu 

Theo BS. Nguyễn Văn Mác Toàn – Quản lý Y khoa Vùng 1 khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Hệ thống tiêm chủng VNVC, bạch hầu vừa gây nhiễm trùng vừa nhiễm độc. Ở thể nặng, bệnh có thể gây tắc nghẽn đường thở dẫn đến tử vong, kèm theo biến chứng viêm phổi, viêm cơ tim, liệt tứ chi, liệt dây thần kinh sọ. 

Tỷ lệ tử vong của bệnh lên đến 20% ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trong năm 2023 và 2024, Việt Nam ghi nhận gần 70 ca mắc bạch hầu, 9 ca tử vong. 

Ho gà

Ho gà lây qua đường hô hấp, ước tính một người mắc ho gà có thể lây cho 12-17 người. Tỷ lệ mắc bệnh trong số những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân trong cùng gia đình nếu chưa có kháng thể bảo vệ từ 90-100%. 

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với tỷ lệ mắc và tử vong lên đến 90% ở trẻ dưới 1 tuổi. Các cơn ho kéo dài có thể khiến trẻ ngưng thở, kiệt sức, vỡ phế nang, thoát vị ruột, sa trực tràng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như viêm phổi, viêm phế quản, viêm não, suy tuần hoàn và tử vong. Tháng 2/2025, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) ghi nhận một bệnh nhi 7 tháng tuổi tử vong với chẩn đoán viêm phổi nặng, hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, ho gà và giãn não thất. 

Uốn ván

Uốn ván có mầm bệnh tồn tại trong đất cát, xâm nhập vào cơ thể qua vết thương. Người mắc uốn ván có thể gặp di chứng co thắt cơ, co giật toàn thân, gãy xương, thuyên tắc phổi, nhiễm trùng phổi. Đặc biệt, uốn ván ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tỷ lệ tử vong lên đến 95%. 

Tháng 7 và 8 năm 2023, tỉnh Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận 4 ca uốn ván sơ sinh. 

Trẻ chưa có miễn dịch từ vắc xin uốn ván và suy giảm kháng thể từ mẹ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Bại liệt

Bại liệt là bệnh truyền nhiễm do virus Polio gây ra, lây qua đường phân miệng hoặc thực phẩm, nước bị nhiễm virus. Khoảng 90% người bị nhiễm virus không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nhưng vẫn có khả năng lây bệnh.

Virus này chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gây tê liệt vĩnh viễn, chủ yếu ở chân và suy hô hấp. Trong số những người bị tê liệt, 5-10% có thể tử vong do các cơ hô hấp bị bất động. 

Năm 2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp Việt Nam từ nhóm các quốc gia nguy cơ thấp sang nhóm các quốc gia có nguy cơ cao xâm nhập bại liệt hoang dại hoặc xuất hiện các ca bại liệt do virus biến đổi di truyền.

Viêm gan B

Viêm gan B gây ra khoảng 1,1 triệu ca tử vong trên thế giới vào năm 2022, chủ yếu do xơ gan và ung thư gan nguyên phát. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm viêm gan B ước tính lên đến 8-10% dân số, khoảng 8-10 triệu người dân mắc bệnh.
10-90% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B sẽ mắc bệnh. Trẻ sơ sinh bị lây nhiễm từ mẹ có nguy cơ trở thành bệnh mãn tính lên đến 90%. Khoảng 25% số người bị viêm gan B có tổn thương gan nghiêm trọng, nhiều trường hợp biến chứng thành xơ gan, ung thư gan, suy gan, thậm chí là tử vong

Bệnh do vi khuẩn Hib 

Vi khuẩn Hib là một trong những tác nhân hàng đầu gây viêm phổi và viêm màng não ở trẻ em. Hơn 90% các trường hợp bệnh Hib xâm lấn xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như mù lòa, điếc, khuyết tật học tập và tử vong. 
Viêm màng não là một trong những biến chứng phổ biến, xảy ra ở khoảng 2/3 trẻ mắc bệnh Hib xâm lấn, để lại di chứng vĩnh viễn như điếc, liệt, rối loạn co giật, chậm phát triển nhận thức và phát triển.

Chủ động phòng ngừa 6 bệnh nguy hiểm với lịch tiêm 4 mũi 

6 bệnh nguy hiểm kể trên có thể phòng ngừa bằng vắc xin 6 trong 1. Lịch tiêm bao gồm 4 mũi: 3 mũi đầu vào tháng tuổi thứ 2 (sớm nhất từ 6 tuần tuổi), tháng thứ 3 và thứ 4, và tiêm nhắc mũi 4 khi trẻ 16-18 tháng tuổi. Trẻ cần hoàn thành 4 mũi tiêm trước 2 tuổi.

Vắc xin là biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe trẻ.

Theo BS. Phan Nguyễn Trường Giang – Quản lý Y khoa Vùng 3 – Mekong, Hệ thống tiêm chủng VNVC, hiện vắc xin phối hợp 6 trong 1 có hai loại, lịch tiêm, hiệu quả và độ an toàn như nhau. Trong đó, một loại cần pha hồi chỉnh với lọ bột Hib đông khô trước khi tiêm. Loại còn lại được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm pha sẵn, không cần pha hồi chỉnh, có thể sử dụng ngay. Vắc xin dạng này giúp rút ngắn thời gian tiêm chủng cho trẻ, giảm nguy cơ sai sót và tránh nhiễm khuẩn khi thao tác, đồng thời đảm bảo liều lượng chính xác cho mỗi lần tiêm. 

Vắc xin 6 trong 1 có hiệu quả phòng bệnh lên đến 99% nếu tiêm đầy đủ, được tin dùng ở hơn 120 quốc gia trên thế giới.

Nguồn : bau.vn

  • Những bệnh truyền nhiểm cực kì nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nên lưu ý

    Dưới đây là những bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nhất định phải lưu ý để phòng tránh và xử lý kịp thời:
  • Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    EQ (Emotional Quotient) hay chỉ số cảm xúc, là khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác. Một đứa trẻ có EQ cao sẽ biết cách hiểu và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời có khả năng hòa nhập xã hội tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao từ khi còn nhỏ.
  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.
  • Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Hiện nay, trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng, tivi ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác. Một trong những tác nhân nguy hiểm nhất là ánh sáng xanh từ màn hình điện tử.
  • Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Trẻ chậm nói là một trong những dạng chậm phát triển phổ biến nhất, xảy ra khi khả năng ngôn ngữ của trẻ không phát triển đúng với độ tuổi. Việc nhận biết và điều trị sớm tình trạng này giúp trẻ sớm cải thiện khả năng ngôn ngữ và giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ về lâu dài