Những “biến dạng” của cơ thể phụ nữ sau sinh khiến cho đàn ông hẳn ai nấy cũng đều “rùng mình”

Bạn có biết, đau đẻ tương đương với việc hứng chịu nỗi đau gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Vậy mà mẹ vẫn chịu đựng được để sinh chúng ta ra đời.

Bạn có biết, đau đẻ tương đương với việc hứng chịu nỗi đau gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Vậy mà mẹ vẫn chịu đựng được để sinh chúng ta ra đời. Đã có máy “giả định cơn đau đẻ” dành cho đàn ông muốn trải nghiệm nỗi khổ kinh hoàng này, nhưng có mấy ai dám thử. Chưa kể đến 9 tháng 10 ngày hoài thai con đầy cực nhọc, những di chứng sau sinh dưới đây khiến người trẻ chỉ đọc thôi đã thấy “ớn lạnh”.

1. Vùng bụng “dị dạng”

Đối với phụ nữ, số đo vòng 2 là mối bận tâm cực kì lớn. Nhưng khi mang bầu, hẳn nhiên bụng sẽ căng to như một cái trống, các vết rạn bắt đầu xuất hiện, vùng da bụng tối màu đi và còn mọc… đầy lông lá.

Điều này khiến phụ nữ sau sinh thường phải hứng chịu một vòng bụng “dị dạng” với lớp da thừa nhăn nheo, sạm màu, các vết rạn da xấu xí cứ như bị san hô leo lên làm “hộ khẩu”,… rất hiếm có ai da bụng được mịn màng như thời son rỗi. Và thật sự phải cố gắng rất nhiều mới có thể lấy lại được tầm 70 – 80% vóc dáng ngày xưa.

2. Còn đâu đôi “gò bồng đảo” đáng tự hào

Vòng 2 là nơi “di chứng” để lại nặng nề, dễ thấy nhất và vòng 1 cũng không khá hơn là bao. Trong quá trình mang thai, ngực phụ nữ thường tăng kích cỡ một cách nhanh chóng, kéo theo những vết rạn da chằng chịt tiếp tục chọn nơi này là chốn “ngụ cư”

Chưa kể vùng nhũ hoa sẽ to lên bất thường và sạm đen. Sau khi cho con bú, vòng 1 còn có thể bị chảy xệ, da nhão đi, rất khó để phục hồi.

3. Tăng, giảm cân không kiểm soát

Khi mang thai, mẹ luôn bị rơi vào cảnh phải ăn thật nhiều mới đủ chất cung cấp cho con, và cứ thế cân nặng cứ tăng lên vùn vụt. Sanh con xong, mẹ còn phải chịu “áp lực” ăn đủ chất cho con bú, nghĩa là cam tâm tình nguyện tiếp tục đắp thêm cho mình hàng chục kí thịt nữa. Đến khi bắp tay to đùng, đùi nặng nề, bụng cũng như mông, … và phụ nữ trở thành “gấu mẹ vĩ đại”. Nhìn vào gương, “bỗng dưng muốn khóc”.

Cũng có trường hợp, mẹ vì chăm con và cho con bú nên lại trở thành “bộ xương di động”, “già háp”,… với khuôn mặt hốc hác, tay chân gầy guộc như cẳng gà, cố gắng ăn bao nhiêu cũng không bù đắp nổi.

4. “Cô bé” cũng “dị dạng” nốt

Khi sinh con, âm đạo sẽ giãn nở hết mức để con có thể chui ra, nhưng nếu không được, các bác sĩ sẽ làm một tiểu phẫu “rạch cửa mình”. Không cần phải nói nhiều, cũng thấu được nỗi đau đớn và các di chứng để lại sẽ như thế nào.

5. Rụng tóc

Có khoảng 90% phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng rụng tóc. Nguyên nhân gây rụng tóc được xác định là do lượng nội tiết tố trong cơ thể thay đổi trong quá trình mang thai và sinh con.

Thường hiện tượng này sẽ hết trong vòng 3 – 6 tháng, nhưng nếu thời điểm sau sinh mẹ bị căng thẳng, trầm cảm, dinh dưỡng kém sẽ kiến tình trạng này nặng nề hơn và để lại di chứng tóc thưa vĩnh viễn.

6. Đãng trí

Phụ nữ mang thai và sau sinh là chúa đãng trí, cứ như có một con virus nào đó ngoặm mất một phần chất xám của mẹ. Nguyên nhân là do một loại hoocmon được tiết ra trong quá trình mang thai và khi sinh con, khiến não của phụ nữ thiếu đi sự linh hoạt khi phải nhớ việc gì đó.

Hậu quả, phụ nữ sau sinh bỗng trở nên “ngớ ngẩn”, làm trước quên sau, đôi khi còn không nhớ nổi đường về nhà,… Hiện tượng này có thể tự khỏi, nhưng cũng mang đến cho mẹ lắm điều phiền phức, nhức đầu.

7. Sức khỏe bị giảm sút nặng nề

Mẹ sau sinh yếu như con cua lột, một trận gió, một cơn xúc động cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng của phụ nữ sau sinh. Không những thế, qua giai đoạn ở cữ, phụ nữ còn có cảm giác mình bị suy giảm đến 50% sức khỏe. Với mẹ sinh thường có thể sẽ hồi phục nhanh hơn, nhưng phụ nữ sinh mổ, không những phải chờ thời gian liền sẹo, mà sức khỏe, sức đề kháng cũng bị suy giảm nặng nề. Chưa kể những khi trái gió trở trời, vết mổ sẽ trở đau.

Vất vả là thế, nhưng phụ nữ luôn xem việc mang thai, sinh con là niềm hạnh phúc lớn lao, là trời đang ban cho mình ân huệ. Mặc kệ hàng loạt “di chứng” tới tấp cứ như vừa trải qua một trận chiến trường kì, những người mẹ vẫn bình thản sinh ra những đứa con, hy sinh nhan sắc, hy sinh thời gian và tuổi trẻ. Tuy chỉ một mình gánh chịu, nhưng mẹ, hoặc vợ và phụ nữ nói chung đều rất cần sự cảm thông và san sẻ. Một lời biết ơn, một cử chỉ quan tâm ân cần với mẹ, với vợ… đều là quá đủ. Yêu thương phụ nữ, cũng dễ thôi phải không những đứa con, các đấng nam nhi, các đức ông chồng?

#Bau.vn

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?