Nuôi thú cưng trong nhà giống như cuộc sống có thêm một người bạn. Nhưng nếu bạn đang mang thai hoặc có trẻ nhỏ, hãy cân nhắc về vấn đề này và cần chuẩn bị tinh thần để khắc phục chúng.
1. Lợi ích của việc nuôi thú cưng trong nhà
Theo nghiên cứu, có tới 31% số trẻ khỏe mạnh hơn khi gia đình nuôi một chú cho. Thậm chí, trẻ sẽ lớn lên tốt hơn nếu gia đình có nuôi nhiều chó bởi sức đề kháng của trẻ tốt hơn với trẻ ở gia đình không nuôi thú cưng.
Để minh chứng cho điều này, các nhà khoa học Phần Lan đã đưa ra các con số và qua đó người ta khẳng định tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng tai, ho, chảy nước mũi của gia đình có nuôi thú cưng cực thấp.
Việc chăm sóc vật nuôi có thể giúp trẻ nhỏ có những bài học hữu ích, thay đổi tính cách:
- Trẻ sẽ có trách nhiệm và niềm vui khi được chăm sóc vật nuôi ngoài bản thân mình.
- Vật nuôi giúp trẻ em khám phá thế giới và hiểu được ý nghĩa của động vật đối với môi trường.
- Chăm sóc và yêu thương động vật, giúp trẻ có tính cách biết quan tâm đến người khác, bảo vệ môi trường tự nhiên nhiều hơn.
- Thú cưng đối với trẻ là một niềm vui, một người bạn. Nếu gia đình bạn muốn sinh thêm em bé, thì nuôi thú cưng cũng là cách rèn luyện cho trẻ quen với việc có em.
2. Ảnh hưởng của vật nuôi đối với sức khỏe
Vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ có cơ chế tự động phân loại thành có hại hay không có hại. Khi nuôi chó mèo, phụ nữ mang thai thường xuyên tiếp xúc với lông, vết bẩn và dịch của chúng. Điều này ảnh hưởng đến miễn dịch của thai nhi.
Các tế bào khỏe mạnh có chứa một loại Protein đặc biệt, thông qua tế bào này bạch cầu có thể phân biệt được tế bào thường và vi khuẩn. Nếu là vi khuẩn gây bệnh, bạch cầu sẽ tiêu diệt và lưu lại thông tin. Lần sau nếu gặp lại, hệ miễn dịch sẽ đề kháng lại bệnh.
Ngoài ra, khi nuôi thú cưng trong nhà, trẻ có thể bị các vấn đề từ vật nuôi như giun móc, bọ chét và bệnh thủy đậu. Điều này dễ dẫn đến các bệnh về gan. Vì thế, đây là một số cách để giảm nguy cơ khi có vật nuôi trong nhà:
- Đảm bảo thú cưng luôn sạch sẽ bằng cách sử dụng xà phòng diệt bọ chét
- Cho thú cưng ăn đồ ăn chín, ăn hạt, không nên ăn đồ sống sẽ phần nào khơi dậy bản năng hoang dại vốn có.
- Sau khi chạm vào động vật, hãy rửa tay
- Không nên cho thú cưng liếm mặt bé
- Sổ giun cho mèo mỗi lần từ 2-6 tháng, cho chó 3 tháng 1 lần với thuốc hydatids
3. Thú cưng và phụ nữ mang thai
Nếu bạn đang mang thai thì hãy suy nghĩ chậm lại về việc nuôi thú cưng trong nhà. Tốt hơn hết, bạn nên đợi mọi thứ ổn định và mình chuẩn bị tâm lý sẵn sàng.
Nếu bạn đã nuôi sẵn thú cưng, hãy cẩn thận khi xử lý chất thải của chúng. Đeo găng khi tay làm điều đó, có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm kỹ sinh trùng oxoplasmosis, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Đặc biệt, cần huấn luyện chú cún không nhảy xổm lên người hoặc sủa. Hãy dạy chú cún những khu vực bị hạn chế trong nhà như phòng em bé, nhà bếp… Trên thực tế, việc chăm sóc thú cưng cũng giúp bạn có kinh nghiệm hơn khi em bé chào đời.
4. Nuôi thú cưng và trẻ sơ sinh
Gia đình có trẻ sơ sinh và vật nuôi bạn cần hết sức cẩn trong tuân thủ một số nguyên tắc. Bởi sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, dễ bị nhiễm vi khuẩn từ thú nuôi.
- Không để cũi hoặc nệm của con gần thú nuôi
- Tuyệt đối không để một mình trẻ và thú nuôi ở một mình. Trẻ có thể khiến thú nuôi khó chịu và chúng có thể cắn lại.
- Không để thú cưng tiếp xúc lại gần với trẻ sơ sinh, đặc biệt để lông dính vào người trẻ.
Sở hữu một loài vật nuôi cũng là điều thú vị trong cuộc sống, chúng giúp ta hiểu hơn về thế giới động vật ngoài kia. Ngoài ra, con cũng học được nhiều giá trị cuộc sống. Tuy nhiên, hãy lưu ý đến những tác hại để có cách phòng tránh với bệnh từ thú nuôi nhé!
Nguồn : bau.vn