Ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy BLW ra đời khiến nhiều người hoài nghi về tính khoa học của kiểu ăn truyền thống. Tuy nhiên nếu biết cách thì phương pháp này vẫn có rất nhiều lợi ích. Cùng tham khảo những thông tin này trong bài viết dưới đây.
Ăn dặm kiểu truyền thống và câu chuyện “lỗi thời”
Đối với các bà mẹ Việt thì phương pháp này có lẽ đã không còn xa lạ. Bao thế hệ người Việt hầu như đều gắn bó với kiểu ăn này. Ở phương pháp này con sẽ ăn hoàn toàn đồ xay nhuyễn như bột, cháo xay kết hợp cùng rau củ. Độ nhuyễn giảm dần từ dạng bột đến cháo đặc, cháo nguyên hạt và cuối cùng là cơm.
Với người Việt Nam, ăn dặm truyền thống thường phải gắn với việc ăn rong, nhồi nhét, ép ăn,…Tuy nhiên những quan niệm này không hẳn là đúng. Bởi đây chỉ là cách của một số bộ phận cha mẹ muốn tạo tâm lý thoải mái cho con ăn nhiều hơn. Trên thực tế kiểu ăn dặm này vẫn tuân thủ nguyên tắc là cho con ăn từ thời điểm 6 tháng tuổi. Thực đơn ăn bắt đầu từ đồ nhuyễn giúp hệ tiêu hóa của con dần dần được làm quen với nguồn thực phẩm mới ngoài sữa mẹ.
Ăn dặm truyền thống luôn cần tuân thủ đảm bảo đủ các nhóm dinh dưỡng cho trẻ. Vì thế bé sẽ tăng cân nhanh và hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Đây khôn phải là phương pháp lỗi thời mà vẫn hiện đại, khoa học.
Nguyên tắc ăn dặm truyền thống khoa học cho trẻ
- Khi ăn dặm truyền thống, mẹ nên cho trẻ ăn bắt đầu từ thời điểm 6 tháng tuổi. Điều này sẽ không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
- Thực đơn ăn dặm cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng: chất béo, chất đạm, tinh bột, các vitamin và khoáng chất.
- Tuân thủ nguyên tắc cho ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc.
- Cho con ăn một lượng vừa phải, không nên ép trẻ ăn. Trong lúc ăn không được làm các việc khác hoặc xem TV, điện thoại, chơi đồ chơi, thậm chí là ăn rong.
- Thay đổi độ thô của thực phẩm. Không nên cho con ăn đồ xay nhuyễn quá lâu, điều này sẽ khiến bé không hình thành được phản xạ nhai, nuốt.
4 giai đoạn ăn dặm kiểu truyền thống khoa học và hợp lý cho trẻ
- Giai đoạn đầu (6 tháng tuổi): Mẹ cho bé ăn đồ xay nhuyễn hoàn toàn. Lúc này trẻ vẫn cần hấp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ, chỉ nên cho con ăn dặm một lượng nhỏ. Không cho con ăn các loại thịt mà chủ yếu sử dụng rau củ quả.
- Giai đoạn 2 (7-9 tháng): Lúc này mẹ tăng độ đặc của món ăn hơn một chút. Mẹ nên xen kẽ các bữa bột và cháo với nhau. Con có thể bắt đầu ăn các thực phẩm như thịt bò, thịt lợn xay nhuyễn ninh nhừ.
- Giai đoạn 3 (10-12 tháng): Con bắt đầu ăn được cháo nguyên hạt. Độ thô của thức ăn lúc này cũng tăng lên. Ngoài cháo mẹ có thể cho con ăn thêm hoa quả mềm như đu đủ, chuối. Thời điểm này mẹ cũng cần cho con tự ngồi ăn, dùng muỗng, thìa để xúc ăn.
- Giai đoạn 4 (trên 1 tuổi): Thời điểm này con có thể bắt đầu ăn cơm. Mẹ sẽ chú ý xây dựng thực đơn đa dạng, dinh dưỡng hơn. Nên cho con ngồi ăn cùng cả nhà và rèn thói quen ăn uống nghiêm túc, thời gian hợp lý.
Có thể thấy, ăn dặm truyền thống cũng tuân thủ các nguyên tắc như ăn dặm kiểu Nhật hay BLW. Đây không phải là một phương pháp lỗi thời mà nó vẫn khoa học và giúp trẻ tăng cân, đủ chất. Mẹ chỉ cần chú ý các nguyên tắc ở trên, bỏ qua các yếu tố tâm lý như phải bế rong con mới ăn để việc ăn uống của trẻ được hợp lý và đảm bảo hơn. Chúc các mẹ thành copng!
Nguồn : bau.vn